Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách phụ huynh bí quyết xây dựng thực đơn và bữa ăn hiệu quả giúp bé mau lớn

12/12/2023

Trẻ biếng ăn là vấn đề nan giải khiến nhiều phụ huynh đau đầu vì ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của con. Chưa kể, khi bé biếng ăn còn để lại nhiều hệ lụy như còi xương, suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh, tư duy kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa,… Vậy bố mẹ cần làm gì để giúp bé tránh những hậu quả trên. Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB sẽ mách phụ huynh bí quyết xây dựng thực đơn khoa học giúp bé ăn ngon và mau lớn hơn.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến trong độ tuổi từ 1 – 6 tuổi, nhất là khi trẻ 2 tuổi. Nhiều bố mẹ thường rất vất vả khi chăm sóc, nuôi dạy bé trong giai đoạn này. Bé không chịu ăn hoặc ăn rất ít, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể chất và não bộ.

Dưới đây là 1 số dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn để phụ huynh phát hiện sớm và kịp thời xử lý:

  • Trẻ từ chối thức ăn: Trẻ không muốn ăn hoặc tìm cách tránh bữa ăn bằng cách quấy rối, khóc, hoặc ngậm thức ăn trong miệng mà không nuốt.
  • Trẻ không quan tâm đến thức ăn: Trẻ không có sự quan tâm đối với thức ăn và không thể thấy hứng thú hoặc ham muốn ăn.
  • Giảm lượng thức ăn: Trẻ ăn ít hơn so với bình thường hoặc không hoàn thành khẩu phần ăn.
  • Thời gian ăn kéo dài: Mỗi bữa kéo dài hơn 30 phút, trẻ ăn chậm và không hoàn thành bữa ăn.
  • Mất cảm giác ngon miệng: Trẻ có thể có cảm giác buồn nôn, khó chịu hoặc không thoải mái khi thức ăn được đưa ra.
  • Giảm cân hoặc không tăng cân trong thời gian dài: Trẻ không tăng cân hoặc giảm cân trong ít nhất 3 tháng liên tục.

Nếu phụ huynh nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu trên, nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm hiểu nguyên nhân và tìm giải pháp phù hợp.

Trẻ hay ngậm thức ăn trong miệng, ăn ít và không chịu nhai, nuốt
Trẻ hay ngậm thức ăn trong miệng, ăn ít và không chịu nhai, nuốt

2. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

  • Do thói quen xấu của người lớn

Những thói quen xấu do phụ huynh vô tình tạo là nguyên nhân làm trẻ biếng ăn. Ví dụ như cha mẹ thường chiều để trẻ ngậm thức ăn lâu, nuốt mà không nhai, dỗ dành khi ăn, bữa ăn kéo dài,… Những việc làm này khiến trẻ có xu hướng chỉ ăn đồ ăn dạng lỏng, lười ăn uống khi cha mẹ bận hoặc ngại nuốt nhai thức ăn dạng thô như: rau củ quả, thịt, cá, cơm,…

  • Cho trẻ ăn không đúng thời điểm

Khi bé vẫn còn no sau khi ăn quá nhiều hoặc ít vận động thì rất khó để trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều. Vậy nên nếu cố ép bé ăn thời điểm này sẽ làm bé dần chán ghét bữa ăn. Phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn đúng bữa khi thực sự đói hoặc bé muốn ăn.

  • Trẻ không tập trung

Nhiều phụ huynh cho trẻ xem TV, chơi đồ chơi, nghịch điện thoại hay bồng bế con khắp xóm trong khi ăn. Điều này vô tình làm trẻ mất tập trung, ăn ít đi hoặc nhai không kỹ dẫn đến bệnh lý dạ dày.

  • Bé không thích đồ ăn

Việc phụ huynh chỉ cho bé ăn những món bé thích theo thời gian sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và làm bé kén ăn, không thích ăn các món khác.

Thực đơn kém phong phú là nguyên nhân khiến bé biếng ăn 
Thực đơn kém phong phú là nguyên nhân khiến bé biếng ăn
  • Do vấn đề sức khỏe

Một số vấn đề sức khỏe cũng khiến trẻ biếng ăn như:

    • Trẻ bị ốm, cảm và chán ăn trong thời gian mắc bệnh.
    • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, táo bón.
    • Trẻ nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
    • Trẻ mọc răng dẫn đến sưng nướu răng, đau nhức cản trở việc nhai thức ăn.
  • Bị người lớn thúc ép

Nếu trẻ cảm thấy áp lực và thúc ép từ phía người lớn trong việc ăn uống sẽ gây ra sự khó chịu và biếng ăn. Người lớn thường có ý định tốt muốn đảm bảo trẻ ăn đủ, nhưng cách tiếp cận sai có thể gây ra tác động ngược lại. Trẻ có thể cảm thấy bị kiểm soát và mất niềm vui trong việc ăn uống.

  • Nguyên nhân khác

    • Trẻ ham chơi, xa bố mẹ hay phải thay đổi môi trường sống.
    • Bé được cho ăn vặt hay ăn nhiều bữa phụ, uống quá nhiều sữa.
    • Bé ít vận động hoặc thiếu máu, thiếu sắt cũng dẫn tới biếng ăn.
    • Trẻ gặp vấn đề về tâm lý hay chịu tác động nào đó về mặt tinh thần,…

3. Cách xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn

Tăng cường dinh dưỡng bằng các món ăn đa dạng

  • Cung cấp cho trẻ đa dạng các loại thực phẩm trong các nhóm chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, chất béo, chất béo, canxi, sắt, và các vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, C, D, E, kẽm, magie và axit béo omega-3.
  •  Sử dụng các món ăn từ thịt, cá, gia cầm, hạt, ngũ cốc, rau quả, sữa và sản phẩm từ sữa để đảm bảo bé nhận đủ các chất cần thiết.
  • Khi nấu ăn, kết hợp các nguyên liệu để tạo ra một món ăn đa dạng và thú vị. Ví dụ, bạn có thể kết hợp thịt gà với rau quả để tạo thành một món salad ngon miệng và bổ dưỡng.

Nghiêm khắc trong vấn đề ăn vặt

Việc nghiêm khắc và đặt ra giới hạn rõ ràng khi cho bé ăn vặt là một nguyên tắc cần thực thi triệt để. Không để bé ăn nhiều đồ ăn vặt có nhiều đường, chất béo, đồ ăn nhanh,… sẽ khiến trẻ đầy bụng và không thiết tha tới bữa chính.

Thiết lập bữa ăn khoa học

  • Bữa sáng: Các món ăn trong thực đơn dành cho bữa sáng của bé cần dễ tiêu, đủ năng lượng và tạo được sự hứng khởi khi thưởng thức. Mẹ có thể làm các món cháo, súp, rau củ hỗn hợp luộc hoặc một số loại bánh kết hợp mứt hay quả khô.
  • Bữa trưa: Cho trẻ ăn đúng bữa vào tầm 11h30 đến trước 12h là rất quan trọng. Đây là thời điểm chuẩn nhất để con không quá đói, cũng không còn no do dư âm của bữa phụ hay ăn sáng quá nhiều. Mẹ hãy chế biến đồ ăn phong phú phù hợp với khẩu vị của bé. Có thể thêm  các loại thịt, hải sản hoặc nấm chẳng hạn.
  • Bữa tối: Mẹ hãy chuẩn bị thực đơn cho con với các món ăn từ thịt, cá, trứng nhưng chế biến ít dầu mỡ, cho con ăn lượng vừa đủ thôi.
  • Bữa phụ: Bên cạnh bữa chính, mẹ nên tăng cường 2 – 3 bữa phụ. Ví dụ 9 – 10h sáng, bữa xế 3 – 4h chiều và bữa khuya khoảng 8 – 9h tối (trước giờ con ngủ 1 – 2 tiếng). Ở các bữa phụ bố mẹ nên cho bé ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau củ, bánh ít đạm, sữa chua, váng sữa, sinh tố,…
Bổ sung dưỡng chất qua bữa phụ nếu bữa chính bé ăn ít hoặc không đủ chất
Bổ sung dưỡng chất qua bữa phụ nếu bữa chính bé ăn ít hoặc không đủ chất

Gợi ý 1 số món ngon giúp trẻ hết biếng ăn

Một số món ngon dưới đây không chỉ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho bé mà mùi thơm và hương vị cũng vô cùng kích thích vị giác.

  • Thịt hoặc hải sản rim chua ngọt
  • Cá chép hấp gừng hành
  • Cháo ếch
  • Đậu phụ nhồi thịt
  • Thịt kho trứng cút
  • Cá kho tộ
  • Củ cải hầm xương
  • Canh rau củ thập cẩm

4. Những lưu ý giúp bé ăn khỏe, hấp thu tốt

  • Không ép bé ăn

Việc ép bé ăn có thể gây ra những vấn đề về tâm lý và sức khỏe. Phụ huynh hãy tạo ra một không gian quây quần bên mâm cơm, nói chuyện vui vẻ để tăng cường sự hứng thú của trẻ với việc ăn. Ngoài ra, bố mẹ hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng, cho trẻ thời gian để thích nghi và chấp nhận thức ăn mới. Tiếp cận bé một cách từ từ, bắt đầu bằng việc giới thiệu một phần nhỏ của món ăn mới và tăng dần số lượng theo thời gian.

  • Cho bé ăn đúng giờ

    • Đảm bảo cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình nếu có thể.
    • Thiết lập quy tắc cho trẻ chỉ được ăn khi đến giờ ăn nhẹ và bữa ăn chính.
    • Thông báo cho trẻ biết trước khoảng 10 – 15 phút trước khi bắt đầu bữa ăn.
    • Làm tấm gương cho trẻ bằng cách ăn uống đúng giờ và ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn

Bố mẹ hãy chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần và cho bé ăn từng chút một vào những khung giờ nhất định.

  • Cho bé ăn thêm đồ ăn nhẹ

Các bữa phụ với đồ ăn nhẹ sẽ kích thích vị giác cho bé vào các bữa chính. Mẹ có thể cho bé ăn: sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt… nhưng không nên cho trẻ ăn quá gần với bữa chính.

  • Không cho bé uống nhiều nước

Uống nhiều nước trước và trong khi ăn sẽ khiến bé có cảm giác no và không còn hứng thú để ăn. Bố mẹ cũng cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau.

  • Khuyến khích bé vào bếp cùng mẹ

    • Mẹ cho bé vào bếp và để bé ở khoảng cách an toàn. Thảo luận với bé muốn ăn gì trong bữa ăn tiếp theo hoặc cho con lựa chọn từ một danh sách các món ăn cân bằng và lành mạnh.
    • Khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn như: nhặt rau, rửa rau, trộn thức ăn hoặc dọn bàn ăn. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự hào và có động lực hơn để thử những món ăn mà trẻ đã tham gia chuẩn bị.
    • Có thể dạy bé sáng tạo trong việc chọn các thành phần và kết hợp món ăn.
    • Khen ngợi và động viên trẻ khi vào bếp cùng mẹ.
Cho trẻ vào bếp cùng mẹ sẽ giúp bé yêu thích đồ ăn hơn
Cho trẻ vào bếp cùng mẹ sẽ giúp bé yêu thích đồ ăn hơn
  • Tăng cường cho trẻ vận động

Mẹ hãy cho bé ra ngoài hoạt động, chơi các trò chơi như nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá banh… Điều này sẽ giúp bé tiêu hao nhiều năng lượng và có cảm giác đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn. Nếu bé còn nhỏ, bố mẹ hãy massage cho con thường xuyên để cơ bắp phát triển và thể chất tăng trưởng tốt.

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng

Để giải quyết tận gốc tình trạng trẻ biếng ăn cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn phù hợp với tình trạng và thói quen của từng trẻ. 

Với những gợi ý trên đây, hy vọng đã giúp phụ huynh biết cách chăm sóc và bổ sung dưỡng chất hợp lý cho các trẻ biếng ăn. Chỉ cần bố mẹ tích cực, kiên nhẫn và dành thời gian xây dựng thực đơn và bữa ăn khoa học sẽ giúp con nhanh chóng cải thiện được tình trạng này và phát triển vượt trội.

Thấu hiểu được nhu cầu chăm sóc toàn diện về dinh dưỡng cho bé của phụ huynh ngày càng tăng, Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB phối hợp với Trung tâm dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh để thiết kế thực đơn phù hợp cho bé theo từng độ tuổi, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả những bé biếng ăn nhất.

Để được tư vấn và nhận ưu đãi về các lớp học cho bé tại Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB, phụ huynh có thể truy cập website thegoldbeehive.edu.vn hoặc liên hệ ngay cho tới số hotline 1900 23 23 09 nhé!

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!