Trong quá trình con trưởng thành sẽ trải qua rất nhiều cột mốc quan trọng, lật là một trong những cột mốc đầu đời của con. Vì thế, cha mẹ luôn quan tâm mấy tháng bé biết lật để có thể hỗ trợ tốt nhất cho con trong giai đoạn này. Đặc biệt, cha mẹ cần làm gì để giúp bé tập lật và cần lưu ý những gì?
1. Giải đáp: Bé mấy tháng biết lật?
Thông thường, trẻ sẽ biết lật khi đạt từ 3 đến 4 tháng tuổi. Đây là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, đánh dấu sự phát triển của hệ cơ xương, hệ thần kinh và khả năng vận động của trẻ. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, có những trẻ biết lật sớm hơn, thậm chí từ 2 tháng tuổi, nhưng cũng có những trẻ biết lật muộn hơn, thậm chí đến 6 tháng tuổi.
2. Dấu hiệu nhận biết bé sắp biết lật
Thời gian tập lật của bé là khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng tuổi, để có thể kịp thời hỗ trợ giúp bé tập lật dễ dàng hơn cha mẹ hãy quan sát những dấu hiệu nhận biết dưới đây nhé!
- Bé sẽ bắt đầu cố gắng đẩy cơ thể mình, xoay người hoặc vật lộn nhẹ để cố gắng lật từ vị trí nằm sấp lên vị trí nằm ngửa hoặc ngược lại. Ngoài ra, bé còn có phản xạ di chuyển tới những vật mà mình cảm thấy hứng thú.
- Bé có thể di chuyển cơ thể một cách linh hoạt hơn. Khi được đặt nằm sấp, bé có thể tự nâng đầu lên bằng cách dùng tay chống để nâng phần ngực và đầu để nhìn xung quanh hoặc để thử lật.
- Bé có thể bày tỏ sự chán chường với việc nằm ở một tư thế cố định và cố gắng thay đổi tư thế mình.
- Thời điểm này bé sẽ thích nằm nghiêng để chuẩn bị tập thay vì nằm ngửa như những tháng trước.
- Khi nằm ngửa, bé thường thích đá chân lên cao và thỉnh thoảng cả hai tay nắm chặt chân để cố gắng xoay hông sang một bên, thể hiện sự tò mò và sự khám phá của bé đối với cơ thể và môi trường xung quanh.2
>>> Tiêu chí chọn trường mầm non cho bé <<< |
3. Bí quyết giúp bé tập lật dễ dàng, an toàn
Để giúp bé tập lật an toàn và dễ dàng hơn, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
3.1. Tạo môi trường an toàn cho bé tập lật
Môi trường an toàn là điều cần thiết để đảm bảo bé không bị ngã hoặc va đập khi tập lật. Mẹ nên đặt bé nằm sấp trên một bề mặt mềm mại và bằng phẳng, không có vật cản xung quanh. Mẹ cũng nên tránh để bé nằm sấp trên giường hoặc ghế sofa hoặc những vị trí cao, vì đây là những bề mặt không an toàn.
3.2. Kích thích bé vận động
Mẹ có thể kích thích bé vận động bằng cách đặt bé nằm sấp và cho bé chơi với những đồ chơi có màu sắc bắt mắt hoặc có âm thanh vui nhộn. Điều này sẽ giúp bé tập trung và cố gắng lật để lấy đồ chơi. Ngoài ra, mẹ hãy dành thời gian để chơi cùng con vừa đảm bảo an toàn cho bé vừa hỗ trợ bé tập lật. Mẹ hãy giữ khoảng cách vừa phải và nói chuyện, chơi cùng trẻ để kích thích bé vươn người về phía mẹ.
3.3. Giúp bé chống tay khi tập lật
Khi bé đã có những dấu hiệu chuẩn bị lật, mẹ có thể nhẹ nhàng giúp đỡ bé bằng cách đặt một tay dưới ngực bé và một tay dưới mông bé. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng nâng bé lên và đặt bé sang vị trí khác. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc lật.
3.4. Cho trẻ nằm sấp
Mỗi ngày nên tập lật cho bé khoảng 20 phút, tránh tập quá lâu sẽ khiến bé bị mệt dẫn đến bỏ ăn, bỏ bú, ảnh hưởng sức khoẻ của bé. Mẹ hãy cho bé tập lật bằng cách cho bé nằm sấp nhiều hơn, như vậy sẽ làm cho bé cảm thấy khó chịu ở vùng bụng. Khi đó, trẻ sẽ rướn người và thường xuyên tập lật để thay đổi tư thế. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt con nằm sấp quá lâu vì lúc này hệ tiêu hoá của con chưa hoàn thiện sẽ dễ gây nôn trớ. Khi mẹ cảm thấy con có dấu hiệu mệt mỏi hoặc khó chịu hãy ngừng tập lật và cho bé nghỉ ngơi.
3.5. Quan sát bé nhiều hơn
Trong giai đoạn tập lật, cha mẹ hãy chú ý quan sát bé nhiều hơn để có thể kịp thời hỗ trợ con. Giai đoạn này, con rất hay cố lật người để thay đổi tư thế và di chuyển sang vị trí khác. Do đó, khi lăn vào vị trí không thoải mái và không thể lật lại được vào giữa đêm bé sẽ cảm thấy hoảng sợ, nên cha mẹ hãy chú ý quan sát trẻ để xuất hiện và giúp bé kịp thời. Đặc biệt, khi tập lật cho bé không nên quấn tã vì sẽ dễ gây ngạt thở trong quá trình tập.
>>> Các món đồ chơi thông minh cho bé phát triển toàn diện <<< |
4. Nguyên nhân khiến bé chậm biết lật
Giai đoạn 3 đến 4 tháng trẻ sẽ bắt đầu tập lật. Tuy nhiên, sẽ có những bé biết tập lật sớm hơn và cũng có những bé chậm biết lật. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm biết lật, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
4.1. Cân nặng của bé vượt tiêu chuẩn
Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có cân nặng vượt tiêu chuẩn có nguy cơ chậm biết lật cao hơn 25% so với trẻ có cân nặng bình thường. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể lớn khiến bé khó khăn hơn trong việc xoay người. Khi bé nằm sấp, trọng lượng cơ thể sẽ đè lên ngực và bụng, khiến bé khó nâng đầu và ngực lên. Điều này làm cho bé khó khăn hơn trong việc sử dụng tay và chân để lật. Ngoài ra, bé có cân nặng vượt tiêu chuẩn cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơ bắp, khiến bé khó thực hiện các động tác lật.
4.2. Trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển các cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ. Vì thế, khi thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu canxi là nguyên nhân làm cho trẻ chậm biết lật. Canxi cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ, giúp trẻ có thể nâng đầu và thân mình lên để lật. Vì vậy, khi thiếu hàm lượng canxi thì cơ bắp sẽ thiếu sức sống, yếu ớt làm cho hệ xương của trẻ không thể phát triển hoàn thiện và gây khó khăn cho việc tập lật.
4.3. Rào cản tâm lý
Rào cản tâm lý là vấn đề khiến cho bé rụt rè, lo sợ khi tập lật. Có thể trong thời gian đầu của quá trình tập lật bé đã bị té hoặc tổn thương làm cho bé không muốn tập nữa. Điều này cho thấy cha mẹ hãy tập lật khi con đã sẵn sàng và không nên ép con tập lật mà hãy kiên nhẫn và động viên con bằng nhiều cách khác nhau.
4.4. Trẻ không được kích thích vận động
Trẻ nhỏ cần được kích thích vận động để phát triển các cơ và khớp cần thiết để tập lật. Nếu không trẻ có thể gặp khó khăn trong việc lật. Khi trẻ được đặt nằm sấp, trẻ sẽ phải sử dụng các cơ ở cổ, vai, lưng, bụng và chân để nâng đầu, thân mình và lật. Nếu trẻ không được kích thích vận động, trẻ sẽ không có cơ hội tập luyện các cơ này. Điều này có thể khiến trẻ chậm biết lật hoặc thậm chí không thể lật được.
Hy vọng qua những bài viết trên cha mẹ đã được giải đáp thắc mắc mấy tháng bé biết lật và bí quyết giúp cho con yêu tập lật dễ dàng, an toàn tại nhà. Giai đoạn này cha mẹ hãy ở bên cạnh và quan sát bé nhiều hơn để hỗ trợ kịp thời cho quá trình tập lật của bé nhé!
Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm một ngôi trường với chất lượng giáo dục với phương pháp phát triển toàn diện bởi đội ngũ giáo viên tận tâm, chu đáo. Hãy truy cập vào website thegoldbeehive.edu.vn hoặc gọi tới số hotline 1900 23 23 09 để được tư vấn và nhận ưu đãi lớp học tại trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng – TGB nhé!
Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM: |

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan