Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ

Lý do vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu & Giải pháp dành cho các bậc cha mẹ

22/02/2024

Trong giai đoạn 3 tháng, các bậc cha mẹ lo lắng khi thấy con ngủ hay lắc đầu mà tần suất ngày càng nhiều. Vậy vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu? Có đáng lo hay chỉ là sự phát triển bình thường của trẻ và giải pháp là gì?

Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu?
Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu?

1. Nguyên nhân trẻ 3 tháng ngủ hay lắc đầu

Trong những tháng năm đầu đời, bé đã trải qua những cột mốc phát triển về phản xạ và vận động. Khi thấy trẻ lên 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu, ba mẹ bắt đầu cảm thấy lo lắng cho con yêu của mình. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1 tháng tuổi bé đã có thể tự quay đầu nhưng chưa nhiều và linh hoạt. Càng lớn thêm, cụ thể là 3 tháng tuổi thì các kỹ năng của trẻ cũng tăng lên, các cơ xung quanh cổ cũng phát triển hơn để hỗ trợ cho các động tác quay đầu của bé. Dưới đây là một nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ hay lắc đầu khi ngủ:

  • Bé lắc đầu để kiểm soát cơ thể: Phần lớn trẻ sơ sinh thường có động tác lắc đầu như để điều khiển cơ thể. Hệ thần kinh và hệ cơ của trẻ đang phát triển nên luôn thích khám phá thế giới xung quanh, vì vậy khi thấy trẻ đang lắc đầu, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, quan sát con cái là rất quan trọng. Trong trường hợp trẻ lắc đầu một cách liên tục hoặc có những biểu hiện khác không bình thường, hãy cân nhắc đưa con đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe nhé!
  • Trẻ đang bị viêm tai giữa: Một số bệnh về tai mũi họng như viêm tai giữa, giai đoạn mọc răng cũng là nguyên nhân mà bé hay lắc đầu khi ngủ để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu mẹ lo con đang mắc phải các bệnh nhiễm trùng, cúm, sốt,… thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra nhé!
  • Trẻ đang cảm thấy mệt mỏi: Trẻ sẽ tự ru mình ngủ bằng cách lắc đầu khi cảm thấy mệt mỏi. Lắc đầu như vậy sẽ làm cho bé bị chóng mặt và nhanh vào giấc hơn. Đây có thể là cách riêng của bé để tự ru và vào giấc nhanh hơn.
Trẻ 3 tháng tuổi hay lắc đầu để tự ru ngủ
Trẻ 3 tháng tuổi hay lắc đầu để tự ru ngủ
  • Bé 3 tháng tuổi có nguy cơ bị thiếu canxi: Nếu khi bé có tình trạng lắc đầu khi đang ngủ kèm theo các triệu chứng rụng tóc, quấy khóc, đổ mồ hôi trộm thì có thể bé đang bị thiếu canxi. Vì vậy, mẹ hãy thay đổi thực đơn dinh dưỡng của bé 3 tháng tuổi nhé!
  • Các vấn đề thần kinh khiến bé hay lắc đầu: Nếu trẻ thường xuyên lắc đầu khi ngủ kèm những dấu hiệu bất thường như nôn trớ, quấy khóc, chóng mặt… Đây là những biểu hiện cơ bản khi não bộ bị tổn thương, ảnh hưởng đến thần kinh. Do đó, khi gặp những trường hợp này ba mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>>> Kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con <<<

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ hay lắc đầu có liên quan đến thần kinh

Vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu đã được giải đáp ở trên với 5 nguyên nhân chính. Tuy nhiên, làm sao để nhận biết được tình trạng này liên quan đến thần kinh? Dưới đây là những dấu hiệu điển hình giúp ba mẹ dễ nhận biết:

  • Trẻ thiếu tương tác với mọi người: Nếu trẻ có dấu hiệu không phản ứng khi được gọi tên hoặc các âm thanh khác và không tương tác với các thành viên trong gia đình, không thể hiện cảm xúc, sự hứng thú. Thì ba mẹ hãy nhanh chóng cho bé đến trung tâm y tế về tâm lý trẻ để được tư vấn nhé!
  • Trẻ bị thiếu những kỹ năng cần thiết: Trẻ hay lắc đầu khi ngủ có liên quan đến vấn đề thần kinh sẽ ít giao tiếp bằng mắt và tương tác với mọi người xung quanh. Những kỹ năng này và khả năng hiểu biết của bé có ảnh hưởng đến thần kinh sẽ kém hơn so với những trẻ bình thường. Vì vậy, cha mẹ hãy quan sát trẻ nhiều hơn để có thể đến gặp bác sĩ kịp thời.
  • Dấu hiệu giao tiếp kém ở trẻ: Với những trẻ bình thường sẽ có những cử chỉ, hành động bằng tay, chân hoặc các bộ phận cơ thể để giao tiếp. Tuy nhiên, bé 3 tháng tuổi có liên quan đến vấn đề thần kinh không thể hành động, cử chỉ một cách phù hợp với mong muốn, tình huống cũng như âm lượng giọng nói cũng sẽ kém hơn trẻ bình thường.
Trẻ 3 tháng ngủ hay lắc đầu có đáng lo?
Trẻ 3 tháng ngủ hay lắc đầu có đáng lo?
  • Trẻ lặp đi lặp các hành động: Nếu bé ngủ hay lắc đầu thì có thể bé mắc phải bệnh về thần kinh hoặc cụ thể là bệnh tic sẽ thường lặp đi lặp lại một hành động hoặc thực hiện những hành vi lạ. Bé sẽ không có biểu hiện hứng thú với những điều mới mẻ và không có thích thú học hỏi.
  • Thiếu kiểm soát trong hành động: Nếu bé thường xuyên lắc đầu khi lo lắng trong một thời gian cùng những hành động như bỗng nhiên đập đầu hoặc tay vào tường, cũi, giường dù cho đã bị bầm tím thì cha mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nhé!
>>> Một ngày của bé ở trường mầm non <<<

3. Giải pháp làm giảm tình trạng lắc đầu ở bé 3 tháng tuổi

Tình trạng ngủ hay lắc đầu của trẻ 3 tháng tuổi liên tục sẽ làm bé dễ bị chóng mặt khiến cho cha mẹ lo lắng, thì dưới đây là một số giải pháp dành cho cha mẹ để hạn chế tình trạng lắc đầu ở trẻ.

  • Hạn chế chú ý đến trẻ: Cha mẹ không nên chú ý hoặc phản ứng lại khi trẻ có hành động lắc đầu như vậy. Vì khi có người càng chú ý và càng ngăn cấm trẻ hành động thì bé sẽ càng thực hiện quyết liệt hơn.
  • Theo dõi tình trạng lắc đầu của trẻ 3 tháng tuổi: Cha mẹ hãy chú ý theo dõi tình trạng cũng như tần suất lắc đầu của bé để tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.
  • Thay đổi môi trường để giúp khắc phục hành động hay lắc đầu của bé 3 tháng tuổi: Các yếu tố môi trường như âm thanh, ánh sáng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, không thoải mái nên dẫn đến tình trạng hay lắc đầu. Vì thế, mẹ hãy quan sát môi trường như thế nào khi con thường lắc đầu để có thể thay đổi không gian ổn định, yên tĩnh hơn cho bé.
  • Massage giúp bé thư giãn: Ba mẹ hãy dùng những kỹ thuật thư giãn hoặc massage đầu cho bé để tạo cảm giác dễ chịu và hạn chế hành động lắc đầu của trẻ.
Massage giúp bé thư giãn để hạn chế lắc đầu khi ngủ
Massage giúp bé thư giãn để hạn chế lắc đầu khi ngủ
  • Vận động, vui chơi cùng bé nhiều hơn: Cha mẹ hãy tạo ra những trò chơi nhẹ nhàng để chơi cùng con hoặc để bé có thể vận động nhiều hơn để giải toả năng lượng dư thừa. Khi vận động nhiều và vui chơi sẽ giúp cho bé dễ vào giấc hơn và không cần tự ru mình bằng cách lắc đầu nữa.

Những thông tin trên đã giúp cho cha mẹ không còn thắc mắc vì sao trẻ 3 tháng tuổi ngủ hay lắc đầu nữa rồi đúng không nào? Ngoài ra, còn có thêm những thông tin có liên quan về giải pháp và dấu hiệu lắc đầu khi có liên quan đến vấn đề thần kinh ở trẻ. Hy vọng đây sẽ là những thông tin mà cha mẹ cần và hữu ích.

Để bé được học cùng những phương pháp học phù hợp, giúp cho sự phát triển của bé được tốt nhất. Hãy liên hệ với trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng – TGB qua website thegoldbeehive.edu.vn hoặc liên hệ đến số hotline 1900 23 23 09 để được tư vấn và nhận ưu đãi cho bé con nhà mình nhé!

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!