Khi được 9 tháng tuổi, bé yêu đã đạt được một vài cột mốc phát triển nhất định về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vậy cụ thể đó là gì và bố mẹ nên thiết lập chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi thế nào để con khỏe mạnh, phát triển toàn diện? Cùng Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi
-
Về thể chất
Khi tới tháng thứ 9, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm hơn. Trọng lượng cơ thể bé lúc này nặng gấp 3 lần và cao hơn 20cm so với lúc sinh.
-
- Cân nặng của bé gái khoảng 8,2kg và cao 70,1cm.
- Cân nặng của bé trai khoảng 8,9kg và cao 72cm.
Các cơ chân của bé trở nên cứng cáp nên chuyển từ tư thế nằm sấp sang ngồi dễ dàng. Khả năng giữ thăng bằng của bé cũng tốt hơn và có thể đứng lên không cần sự trợ giúp. Bé cũng bắt đầu tìm điểm tựa để tập đi. Tuy nhiên, bé chưa kiểm soát được hành động và đang phát triển “phản xạ nhảy dù” (khi té, bé có xu hướng đưa tay về phía trước bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương).
Ngoài ra, bé cũng đã mọc những chiếc răng đầu tiên (mọc 2 răng cửa dưới, 1 răng cửa và 1 răng bên hàm trên) và thường với lấy đồ chơi để cho vào miệng. Do đó phụ huynh cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn này.
-
Về trí tuệ
Việc phát triển trí não nhanh chóng khiến bé 9 tháng tuổi nhớ lâu, giao tiếp với người thân bằng cử chỉ, hành động, bập bẹ nói,…
-
- Hiểu mệnh lệnh đơn giản: Bé có thể hiểu và thực hiện một số mệnh lệnh đơn giản từ mẹ như vỗ tay, đưa tay, gọi ma ma, pa pa. Bé cũng có thể phản ứng và nhận biết âm thanh khi mẹ yêu cầu.
- Tự bắt chước: Bé 9 tháng tuổi có khả năng bắt chước một số hành động và âm thanh. Bé có thể na na ê a theo giai điệu bài hát hoặc làm theo những gì mẹ làm.
- Sự quan tâm đến âm thanh: Bé thích tạo ra âm thanh và thường sẽ đập các vật trên bàn hoặc bất kỳ mặt phẳng nào để nghe tiếng động chúng phát ra.
- Ghi nhớ và nhận biết đồ vật: Bé có khả năng ghi nhớ vị trí của một số đồ vật trong nhà. Bé có thể nhận biết và tìm kiếm các đồ vật yêu thích trong môi trường quen thuộc.
-
Về cảm xúc
-
- Hiểu khái niệm gia đình: Bé 9 tháng tuổi có khả năng nhận ra khái niệm “gia đình” và thể hiện niềm vui khi được quây quần, sum họp cùng gia đình.
- Phát triển khẩu vị: Bé đã phát triển sở thích ẩm thực riêng. Bé có thể có những món ăn yêu thích và cũng có thể phản ứng tiêu cực đối với những món không thích.
- Thể hiện cảm xúc rõ ràng: Bé đã có thể bày tỏ rõ ràng cảm xúc vui, buồn, hờn dỗi, thích thú. Bên cạnh đó cũng biết lo lắng, sợ hãi khi rời xa người thân, quấy khóc không cho người lạ bế.
2. Cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi đúng cách
-
Chế độ dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi
Nhu cầu ăn của bé 9 tháng tuổi tăng cao nên mẹ cần đảm bảo cho bé ăn đủ 3 bữa chính một ngày kèm thêm các bữa phụ như sữa chua, bánh flan, váng sữa… Mẹ nên đổi món thường xuyên để bé không ngán và bổ sung đầy đủ các nhóm chất: glucid, vitamin, khoáng chất, lipid, protein,….
Một số món phù hợp chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi như: các loại cháo (cháo cá hồi, lươn, cá lóc, thịt bò, cật heo, gà, cá thu, cháo ngô, cháo khoai tây…), rau củ luộc hấp nhừ, trứng, trái cây,…
Khi mẹ cho bé ăn nên tạo không khí vui vẻ, tránh ép bé ăn khi bé không đói. Mẹ có thể cho bé ăn bốc hoặc dùng thìa nhựa tự xúc để bé học cách tự ăn một mình và phát triển kỹ năng điều khiển bàn tay. Khi thời tiết trở nên nóng nực hay bé vui chơi, vận động nhiều mẹ nhớ cho bé uống thêm nước đúng cách.
-
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 9 tháng
Trẻ con chủ yếu tăng trưởng về đêm nên mẹ cần chăm sóc giấc ngủ của bé cẩn thận.
-
- Tạo môi trường yên tĩnh: Trước khi bé đi ngủ, hãy tắt đèn hoặc sử dụng đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ để tạo ra một môi trường yên tĩnh và thuận lợi cho giấc ngủ của bé.
- Sử dụng âm nhạc thích hợp: Bật các thể loại nhạc nhẹ nhàng như nhạc hòa tấu, hát ru, dân ca để bé thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Thiết lập chu trình ngủ: Xây dựng một chu trình ngủ ổn định cho bé bằng cách đặt giờ đi ngủ và thức dậy đều đặn. Điều này giúp cơ thể bé điều chỉnh được chu kỳ sinh học và tạo thói quen ngủ tốt.
- Tương tác với bé trước khi ngủ: Mẹ có thể đọc sách, hát ru, vuốt ve nhẹ nhàng hay massage bé trước khi đi ngủ. Những hoạt động này giúp bé thoải mái và ngủ sâu giấc hơn.
- Tạo không gian an toàn: Đảm bảo bé có một nơi ngủ thoải mái, với nhiệt độ phù hợp và trang bị những vật dụng như chăn, gối mềm mại để bé cảm thấy an toàn và thoải mái.
- Kiểm tra sức khỏe của bé: Nếu bé trằn trọc khó ngủ hoặc quấy khóc thường xuyên vào ban đêm, hãy kiểm tra xem có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như mọc răng, cảm lạnh hay vấn đề tiêu hóa. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định nguyên nhân và giải quyết vấn đề.
- Đảm bảo cân bằng hoạt động và thư giãn: Bên cạnh giấc ngủ đủ và chất lượng, cung cấp cho bé thời gian để vui chơi, khám phá và thư giãn trong ngày. Điều này giúp bé tiêu hao năng lượng và cảm thấy mệt mỏi hơn vào buổi tối.
-
Những hoạt động cần cho sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ bắt chước và học hỏi rất nhanh. Vậy nên, mẹ có thể dạy bé thông qua những hành động sau:
-
- Gọi tên chậm rãi và lặp lại các sự vật, hành động để bé dần nói theo. Chẳng hạn, mẹ chỉ vào con mèo và nói con mèo.
- Cho bé chơi với các loại đồ chơi an toàn, giúp phát triển trí tuệ và khả năng vận động.
- Tạo cơ hội cho bé khám phá môi trường xung quanh bằng cách cho bé ra ngoài chơi hay đi công viên, du lịch cùng gia đình.
3. Những sai lầm ba mẹ thường gặp khi chăm sóc bé 9 tháng
Dưới đây là 3 sai lầm phổ biến mà phụ huynh thường gặp khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi:
- Không đảm bảo đủ bữa và đủ chất với nhu cầu của bé.
- Cho bé xem điện thoại, máy tính bảng hoặc xem TV quá nhiều. Điều này có thể làm bé biếng ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, gây ra vấn đề về thị giác, giảm khả năng tương tác xã hội và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
- Một số phụ huynh thường không để ý tới giấc ngủ của bé, cho bé ngủ khuya, không đủ giấc, không gian sống ồn ào khiến bé tỉnh giấc, quấy khóc.
Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi đơn giản và hiệu quả. Hy vọng phụ huynh sẽ tìm được phương pháp thích hợp cho bé yêu của mình.
Để được tư vấn về chương trình giảng dạy, hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ và nhận ưu đãi về các lớp học cho bé tại Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB, phụ huynh có thể truy cập website thegoldbeehive.edu.vn hoặc liên hệ ngay cho tới số hotline 1900 23 23 09 nhé!
Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM: |
Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan