Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Khám phá quá trình phát triển của bé từng giai đoạn

25/11/2023

3 tháng tuổi là cột mốc đáng nhớ trong sự phát triển của trẻ. Đây là thời điểm con yêu trở nên linh hoạt và phản ứng đa dạng hơn. Vậy nên nhiều cha mẹ thắc mắc rằng trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì và làm thế nào để giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB sẽ chia sẻ đến phụ huynh những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này.

1. Các giai đoạn phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Khi bé yêu được 3 tháng tuổi, bé sẽ tăng hơn 30% trọng lượng cơ thể và 20% chiều cao so với lúc mới sinh. Đồng thời bé có một sự chuyển đổi mạnh mẽ về từ một đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc thành một đứa trẻ năng động và phản ứng nhanh với các yếu tố xung quanh. Vậy trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Sự phát triển về vận động

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi dao động khoảng 4,5 – 7,5kg (bé gái) và 5 – 8 kg (bé trai). Chiều cao từ 55,6 – 64cm (bé gái), 57,3 – 65,5cm (bé trai). Nhờ vào sự phát triển vượt trội này mà khả năng vận động của bé cũng được nâng cao:

  • Bé cứng cáp và các cơ trở nên mạnh mẽ hơn, nhất là cơ cổ. Đầu của trẻ đã giữ ổn định hơn mà không còn lắc lư như trước. Khi được đặt nằm sấp hay lật, bé sẽ nâng đầu lên cao một góc 45 độ hoặc dùng tay đẩy người lên cao một chút.
  • Em bé có thể duỗi chân ra và đá khi nằm sấp hoặc ngửa. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của cơ bắp chân và khả năng điều khiển chân của em bé.
  • Ở phần trên bạn đã biết trẻ 3 tháng biết làm gì chưa? Bé phát triển khả năng mở và nắm bàn tay. Điều này cho thấy sự phát triển của cơ bắp và khả năng điều khiển các cử động tay.
  • Em bé có thể đưa tay lên miệng và nhiều trẻ bắt đầu mút ngón tay. Điều này là một phần trong quá trình khám phá cơ thể và khả năng tự điều khiển.
  • Bé dùng tay chạm vào các đồ vật treo lủng lẳng, nắm hay lắc đồ chơi bằng tay. 
Bé 3 tháng tuổi có thể cầm nắm đồ chơi
Bé 3 tháng tuổi có thể cầm nắm đồ chơi

Sự phát triển về các giác quan và nhận thức của trẻ

  • Phối hợp sử dụng tay và mắt: Các kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt của bé 3 tháng tuổi bắt đầu phát triển. Điều này cho phép em bé nhìn và theo dõi sự chuyển động của các đối tượng xung quanh. Em bé có thể nhìn đồ vật di chuyển, thậm chí cố gắng chạm vào nó.
  • Nhận biết các đối tượng và người quen thuộc: Em bé 3 tháng tuổi có khả năng nhận biết người thân ở khoảng cách xa. Bé mỉm cười, ê a và gật đầu khi thấy bố mẹ hay những người thường xuyên tiếp xúc, bồng bế bé. Ngược lại, một số bé sẽ sợ hãi và bật khóc khi tiếp xúc với người lạ.
  • Phát triển ngôn ngữ và thính giác: Phần não liên quan đến ngôn ngữ, thính giác và sự nhận biết âm thanh trở nên hoạt động hơn. Khi bé nghe thấy giọng nói của bố mẹ, bé có thể mỉm cười, nhìn thẳng vào bạn và cố gắng tương tác bằng cách bập bẹ hoặc phản hồi âm thanh.
  • Bập bẹ âm vô nghĩa: Em bé 3 tháng tuổi thường phát ra những âm thanh như gahs, ohs, guhs, ahh, oos,… Đây là một phần trong quá trình phát triển ngôn ngữ của em bé.
  • Bắt chước âm thanh: Em bé bắt chước một số âm thanh mà em bé nghe thấy. Điều này là một dấu hiệu cho thấy em bé đang học cách sử dụng giọng điệu và âm điệu trong ngôn ngữ.
  • Quay đầu về hướng âm thanh: Em bé có khả năng quay đầu về hướng phát ra âm thanh.
  • Giao tiếp và biểu cảm hơn: Em bé 3 tháng tuổi bắt đầu giao tiếp nhiều hơn và biểu cảm hơn bằng khuôn mặt và cơ thể. Em bé có thể nhìn thẳng vào mắt người khác, nhíu mày, vỗ tay, và cử động tay chân để thể hiện sự quan tâm và tương tác.
  • Bắt chước chuyển động và nét mặt: Em bé 3 tháng tuổi có khả năng bắt chước một số chuyển động và nét mặt mà em bé quan sát. Em bé có thể nhái cử chỉ, cười hoặc nháy mắt khi thấy người khác làm điều tương tự.
Trẻ đã biết cách để thu hút sự chú ý của người lớn bằng việc tương tác và phát ra âm thanh
Trẻ đã biết cách để thu hút sự chú ý của người lớn bằng việc tương tác và phát ra âm thanh

Sự phát triển về trí não

Ở giai đoạn này, các nếp nhăn trên vỏ não của trẻ đã phát triển tương đối và gần đạt được độ hoàn thiện như của người lớn. Sự cân đối của các thành phần hóa học và cấu trúc các tế bào não cũng dần thay đổi. Bên cạnh đó, những phản xạ bản năng dần biến mất và thay vào đó sẽ là những hành động với, nắm mở tay, đạp chân… Điều này cho thấy não bộ của bé đã có thể điều khiển các hệ cơ tốt hơn. 

Ngoài ra, bé đã có thể nhớ được cha mẹ, những thành viên trong gia đình. Bé biết cười và thường vui vẻ khi gặp người chăm sóc. Đây là một cách em bé thể hiện sự vui mừng và liên kết xã hội với người khác.

>>> Trẻ 3 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? <<<

2. Hoạt động giúp thúc đẩy sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Vai trò của bố mẹ trong 3 tháng đầu đời là rất quan trọng. Khi nắm được trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì thì phụ huynh nên tham khảo 1 số phương pháp khoa học để giúp con phát triển toàn diện hơn trong giai đoạn đặc biệt này.

Hỗ trợ phần đầu để bé hoạt động thoải mái

Phần đầu, cổ của bé giai đoạn này đã bắt đầu cứng và muốn hoạt động nhiều hơn. Bố mẹ nên hỗ trợ phần đầu cho con bằng cách đặt bé ngồi vào lòng, phần lưng bé dựa vào đùi để giúp vùng cổ và lưng được nâng đỡ tốt hơn. Nhớ trò chuyện cùng bé để thu hút sự chú ý và tương tác của bé.

Cho con với lấy đồ vật khi nằm sấp

Lúc này bé đã biết quan sát và điều khiển bàn tay. Vì vậy khi bé nằm sấp hãy để vài món đồ chơi hoặc đồ vật có màu sắc rực rỡ trước mặt bé. Điều này sẽ giúp khuyến khích bé đưa tay ra với lấy, vừa phát triển cơ tay vừa làm tăng sự gắn kết giữa trẻ và mọi người.

Hướng dẫn con quan sát đồ vật chuyển động

Đặt bé xuống sàn, lăn 1 quả bóng hoặc cho 1 chiếc ô tô đồ chơi di chuyển hay một món đồ chơi bắt mắt có bánh xe trước mặt bé. Điều này sẽ khuyến khích bé quan sát và theo dõi chuyển động của món đồ chơi đó. 

Trẻ 3 tháng tuổi biết quan sát sự chuyển động của đồ vật
Trẻ 3 tháng tuổi biết quan sát sự chuyển động của đồ vật

Đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con

Trẻ 3 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ sữa mẹ. Trung bình là 90 – 120 ml/ lần, mỗi ngày 8 – 10 lần. Tùy theo sức ăn mỗi trẻ, có trẻ bú sữa ít hơn, có trẻ bú sữa nhiều hơn. Lúc này người mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giúp kích sữa như thịt bò, đu đủ, chân giò, các loại rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó chú ý nghỉ ngơi hợp lý, có sức khỏe và tinh thần tốt để nguồn sữa dồi dào hơn.

Đối với bé bú sữa công thức do mẹ thiếu sữa, không có sữa thì chỉ nên cho bé uống sản phẩm phù hợp với tháng tuổi và thể trạng. Khuyến khích các mẹ chọn sữa có vị thanh nhạt dễ uống, đạm sữa có cấu trúc mềm để bé tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

Chú ý giấc ngủ của con

Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi có phần ổn định hơn so với 2 tháng trước. Bố mẹ nên tập cho bé ngủ sớm ngay từ nhỏ. Khi con có dấu hiệu buồn ngủ thì nên cho bé đi ngủ ngay. Phòng ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, ánh sáng phù hợp để bé ngủ sâu hơn.

Thông thường, giấc ngủ ban đêm của bé dài hơn so với ban ngày. Trẻ thường ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày, trong đó có 3 giấc ngủ ngắn và giấc ngủ dài vào buổi tối. Giấc ngủ ngắn thường kéo dài từ 1.5 – 02 tiếng vào buổi sáng và đầu giờ chiều, cuối giờ chiều là giấc ngủ ngắn từ 30 – 45 phút.

>>> Trường mầm non nhận giữ trẻ 6 tháng tuổi ở TPHCM <<<

Giao tiếp với con nhiều

Khi đã biết trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì, bạn sẽ thấy việc giao tiếp, tương tác nhiều với con là rất cần thiết. Đây là thời gian con phản ứng tốt với âm thanh và bắt đầu có đa dạng cảm xúc hơn. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện, gọi tên con, vui đùa cùng con để kích thích các giác quan cũng như hoạt động của bé.

Thường xuyên giao tiếp với các bé 3 tháng tuổi để bé thấy được quan tâm và học nói nhanh hơn
Thường xuyên giao tiếp với các bé 3 tháng tuổi để bé thấy được quan tâm và học nói nhanh hơn

Bài viết trên đây đã giúp các phụ huynh nắm được trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì? Hy vọng rằng những chia sẻ từ Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB sẽ giúp bố mẹ có được kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi dạy con yêu.

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!