Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ

Giải mã nguyên nhân trẻ chậm nói và cách cải thiện hữu hiện nhất

03/01/2024

Từ 0 – 2 tuổi là giai đoạn vô cùng quan trọng bởi lúc này bé bắt đầu hình thành những kỹ năng cơ bản như: tập đi, tập nói, tập ăn,… Tuy nhiên không phải bé nào cũng phát triển theo trình tự bình thường, mà có một số bé gặp phải hiện tượng chậm nói. Bài viết sau đây sẽ giúp phụ huynh “giải mã” nguyên nhân trẻ chậm nói và những lời khuyên bổ ích giúp cải thiện tình trạng này.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Thông thường bé được 1 tuổi là đã bắt đầu bi bô gọi “bà”, “ba” “má”. Đến khi 2 tuổi, con đã nói nối các từ thành câu đơn giản. Và khoảng 3 tuổi bé đã có thể ghép các từ thành những câu ngắn, biết đặt câu hỏi và hiểu người lớn đang nói gì. Tuy nhiên nhiều bé đến độ tuổi này vẫn gặp khó khăn trong giao tiếp và có biểu hiện của chứng chậm nói.

  • Trẻ không phản ứng khi được gọi tên, không đáp lại bằng lời hoặc chỉ ngậm ngừng, lắng nghe khi người khác hỏi chuyện.
  • Bé không hiểu và không làm theo các câu mệnh lệnh của người lớn như “con cất đồ chơi đi”, “con ngồi xuống”,…
  • Phát âm của trẻ không rõ ràng, chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (câu 2 từ).
  • Trẻ không sử dụng từ ngữ hoặc cụm từ để diễn đạt nhu cầu, ý kiến hoặc thông tin một cách rõ ràng.
  • Trẻ không thể nói được các âm thanh, từ ngữ hoặc câu hỏi đơn giản tương ứng với độ tuổi của bé.
  • Trẻ không thể kể chuyện đơn giản hoặc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ.
  • Trẻ luôn bám lấy bố mẹ và ít chơi với bạn bè cùng trang lứa.
Trẻ chậm nói rất dễ nhận biết thông qua những dấu hiệu bất thường trong giao tiếp hàng ngày
Trẻ chậm nói rất dễ nhận biết thông qua những dấu hiệu bất thường trong giao tiếp hàng ngày

2. Lý giải nguyên nhân trẻ chậm nói

Nguyên nhân thực thể

  • Vấn đề về thính giác: Trẻ có vấn đề về thính giác có thể gặp khó khăn trong việc nghe và nhận biết các âm thanh ngôn ngữ.
  • Vấn đề về cấu trúc hệ thần kinh hoặc cơ quan phát âm: Các vấn đề về cấu trúc hệ thần kinh hoặc các cơ quan phát âm (họng, cơ hàm), cơ quan chỉ huy (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…) có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện của trẻ.

Nguyên nhân tâm lý

  • Thiếu kích thích ngôn ngữ: Trẻ không được tiếp xúc đủ với ngôn ngữ hoặc không có môi trường giao tiếp và tương tác để phát triển kỹ năng nói.
  • Sự lo lắng, căng thẳng hoặc tự ti: Một số trẻ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, nhút nhát hoặc có sự lo lắng, căng thẳng trong việc sử dụng ngôn ngữ đều là nguyên nhân dẫn đến việc chậm nói.
Trẻ mắc bệnh lý về thính giác hoặc tâm lý rụt rè, tự kỷ dễ bị chậm nói
Trẻ mắc bệnh lý về thính giác hoặc tâm lý rụt rè, tự kỷ dễ bị chậm nói

3. Phương pháp kích thích trẻ nói chuyện nhiều hơn

  • Cho bé đi khám

Đầu tiên, hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để loại trừ các vấn đề thực thể. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ, các bác sĩ sẽ có hình thức can thiệp khác nhau. Chẳng hạn như: tư vấn, hướng dẫn phụ huynh huấn luyện bé tại nhà hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để thúc đẩy khả năng ngôn ngữ ở trẻ.

Đối với nguyên nhân trẻ chậm nói do thực thể, đa phần là vấn đề thính lực. Các bác sĩ phải điều trị thính lực cho trẻ. Nếu trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả. Trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được phẫu thuật, vá màng nhĩ để tăng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy trợ thính.

  • Trò chuyện với con nhiều hơn

Đối với bé chậm nói, việc dành thời gian quan tâm con chính là yếu tố vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần thường xuyên tương tác, trao đổi, trò chuyện với con mỗi ngày. Hãy đặt câu hỏi đơn giản, đáp lại và khuyến khích trẻ trò chuyện.

Thời gian đầu, bố mẹ cần dạy cho bé phát âm những âm thanh đơn giản một cách chính xác. Trò chuyện với bé bằng cả lời nói và cử chỉ hành động sẽ giúp bé tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn.

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện với bé
Bố mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện với bé
  • Không bắt chước ngôn ngữ bé

Trẻ chậm nói có xu hướng nói ngọng, nói không rõ ràng nên bố mẹ đừng bắt chước nói theo. Vô tình điều này sẽ khiến bé chậm nói chuẩn và thành tật khó sửa. Khi thấy bé phát âm sai, bố mẹ hãy từ từ điều chỉnh lại ngôn từ cho bé.

  • Tạo môi trường cho bé giao tiếp

Thay vì chỉ cho bé chơi trong nhà, bố mẹ hãy đưa con ra ngoài công viên, khu vui chơi hay cho bé đi học. Với môi trường tiếp xúc nhiều, bé sẽ trở nên dạn dĩ, không còn sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ.

  • Luôn trả lời, tương tác với bé

Khi trẻ nói hoặc cố gắng truyền đạt thông điệp, hãy luôn phản hồi và tương tác tác với trẻ. Điều này sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục giao tiếp và nói nhiều hơn.

  • Giải quyết theo từng nguyên nhân trẻ chậm nói

Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ chậm nói là vô cùng cần thiết. Bởi khi xác định được chính xác đâu là lý do gây ra tình trạng này sẽ giúp bác sĩ và bố mẹ tìm được phương pháp giải quyết và điều chỉnh phù hợp nhất.

Trên đây là những nguyên nhân trẻ chậm nói và một số kinh nghiệm mà phụ huynh có thể áp dụng để kích thích khả năng ngôn ngữ cho bé.

Ngoài ra, cho bé đi học mẫu giáo cũng là 1 cách giúp bé nhanh nói và nói nhiều hơn. Trong môi trường học tập, trẻ sẽ được khuyến khích tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ như đọc sách, hát, chơi trò chơi và thảo luận với giáo viên, bạn bè. Điều này giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, nắm bắt cấu trúc ngôn ngữ và phát triển tư duy ngôn ngữ.

Để được tư vấn chương trình dạy và nhận ưu đãi về lớp học cho bé tại Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB, phụ huynh hãy liên hệ ngay hotline 1900 23 23 09 hoặc truy cập website thegoldbeehive.edu.vn nhé!

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!