Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ

Giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi & Những điều cần biết

12/12/2023

Giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của bé. Vậy thời gian ngủ của trẻ như thế nào là phù hợp? Trẻ nên ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày? Làm thế nào để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh giải đáp những thắc mắc này.

1. Giấc ngủ tiêu chuẩn của trẻ 9 tháng tuổi

Bé 9 tháng tuổi thường ngủ khoảng 14 tiếng/ngày, bao gồm cả giấc ngủ dài ban đêm và những giấc ngủ ngắn trong ngày (khoảng 1 – 2 tiếng/ giấc). Tùy vào nhu cầu của từng bé và điều kiện gia đình mà thời gian ngủ có thể thay đổi.

Khoảng 75% trẻ ngủ suốt đêm và không bị thức giấc. Bé thường dậy sớm và có 2 – 3 giấc ngủ ngắn trong ngày. Những giấc ngủ ngắn của bé rất dễ nhận diện do con có những dấu hiệu buồn ngủ rõ ràng. Dưới đây là một ví dụ về giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi để phụ huynh tham khảo

  • 7:00 sáng: Thức dậy
  • 9:30 sáng: Ngủ ngắn
  • 11:00 sáng: Thức dậy
  • 2:30 chiều: Ngủ ngắn
  • 4:00 chiều: Thức dậy
  • 7:00 tối: Thói quen trước khi đi ngủ
  • 7:30 tối: Giờ đi ngủ

(Nguồn: marrybaby)

Giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi thường rơi vào khoảng 14 tiếng/ngày
Giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi thường rơi vào khoảng 14 tiếng/ngày

2. Lợi ích khi cho bé ngủ đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng thể chất, chiều cao, trí thông minh, chỉ số cảm xúc của trẻ 9 tháng tuổi. Dưới đây là một số lợi ích của việc cho trẻ ngủ đủ giấc:

  • Phát triển não bộ: Trong giấc ngủ sâu, các tế bào não bộ hoạt động rất tích cực. Các quá trình tổ chức và ghi nhớ thông tin diễn ra trong thời gian này, giúp tăng cường trí thông minh và khả năng học hỏi của trẻ.
  • Tăng trưởng thể chất: Khi ngủ, cơ thể trẻ sản xuất hormone tăng trưởng, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao và cơ bắp.
  • Hỗ trợ cảm xúc và hành vi: Giấc ngủ đủ giúp cân bằng hormone và tăng cường khả năng điều chỉnh cảm xúc, hành vi của trẻ. Trẻ có xu hướng ít bị căng thẳng hay quấy khóc, kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
  • Tăng cường sức đề kháng: Giấc ngủ đủ giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của trẻ, chống lại bệnh tật.
  • Tác động đến tâm trạng của gia đình: Nếu trẻ không ngủ đủ giấc, không chỉ trẻ mà cả bố mẹ và các thành viên trong gia đình cũng có thể bị ảnh hưởng. Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng từ việc mất ngủ của trẻ có thể lan tỏa đến các thành viên khác trong gia đình. Ngược lại, khi trẻ ngủ ngon và sâu giấc, gia đình sẽ có môi trường thoải mái và ít căng thẳng hơn.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 9 tháng tuổi
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ 9 tháng tuổi

3. Nguyên nhân khiến bé 9 tháng tuổi khó ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến bé 9 tháng tuổi gặp khó khăn trong việc ngủ. Dưới đây là một số lý do phổ biến:

  • Đau răng: Trong giai đoạn này, bé có thể đang trong quá trình mọc răng. Đau răng có thể gây khó chịu, ốm sốt và làm bé không ngủ được.
  • Rối loạn giấc ngủ: Bé 9 tháng tuổi có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm hoặc khó vào giấc sau khi tỉnh dậy.
  • Chuyển đổi thói quen: Bé có thể đang trải qua sự chuyển đổi từ việc ngủ nhiều lần trong ngày sang chế độ ngủ đêm. Điều này có thể gây khó khăn và khó thích nghi cho bé.
  • Không gian không đảm bảo: Phòng ngủ của bé không đủ yên tĩnh, thoáng mát hoặc không thoải mái có thể làm bé khó ngủ.
  • Sự phát triển của bé: Bé 9 tháng tuổi có thể đang trải qua các bước phát triển mới như tập bò, tập đứng hoặc tập đi. Sự hứng thú và sự phát triển vận động này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
  • Tâm lý bé không ổn định: Vì một số lý do nào đó mà tâm trạng bé căng thẳng, bồn chồn hoặc lo lắng khiến bé khó ngủ hoặc ngủ không ngon.
  • Thay đổi trong lịch trình hoặc môi trường: Sự thay đổi trong lịch trình hoặc môi trường như chuyển nhà, di chuyển, cho bé đi du lịch, đi chơi có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
  • Thiếu chất, còi xương: Việc thiếu dưỡng chất như canxi, kẽm, magie hay sắt khiến trẻ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt, hội chứng chân không yên thường thấy ở trẻ thiếu sắt sẽ làm bé mệt mỏi và hay ngủ ngày, khó ngủ sâu về đêm. 
Giấc ngủ của bé có thể bị gián đoạn nếu không gian sống có nhiều tiếng ồn
Giấc ngủ của bé có thể bị gián đoạn nếu không gian sống có nhiều tiếng ồn

4. Bí quyết nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ 9 tháng tuổi

Để giúp bé 9 tháng tuổi ngủ tốt hơn, hãy thử áp dụng các biện pháp sau:

  • Xác định nguyên nhân cụ thể gây khó ngủ cho bé và cố gắng giải quyết vấn đề đó.
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh và hợp lý cho bé.
  • Thay tã lót để trẻ không bị khó chịu khi tã ướt, cấn hay chật chội.
  • Thiết lập một lịch trình ngủ ổn định cho bé và tuân thủ nó. Một khi bé đã quen giấc, việc đi ngủ sẽ dễ hơn rất nhiều.
  • Thực hiện các hoạt động như trò chuyện với con, đọc sách, hát ru cho bé nghe, massage cho bé trước giờ ngủ để giúp bé thư giãn và sẵn sàng đi vào giấc ngủ. Cho bé ôm gấu bông hoặc món đồ chơi yêu thích khi đi ngủ.
  • Nếu bé thường xuyên bị khó ngủ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển của bé, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn và nhanh chóng cải thiện.
Phụ huynh cần căn chỉnh thời gian ngủ cho trẻ hợp lý
Phụ huynh cần căn chỉnh thời gian ngủ cho trẻ hợp lý

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ hiểu thêm về giấc ngủ của trẻ 9 tháng tuổi và biết cách giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Để được tư vấn và nhận ưu đãi về lớp học cho bé 9 tháng tuổi tại Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB, phụ huynh có thể truy cập website thegoldbeehive.edu.vn hoặc liên hệ ngay cho tới số hotline 1900 23 23 09 nhé!

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!