Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ

Dấu hiệu của trẻ tự kỷ dưới 12 tháng ba mẹ cần biết

20/11/2023

Tình trạng trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi ngày càng phổ biến. Điều này làm cho bố mẹ ngày càng lo lắng và không biết dấu hiệu tự kỷ và nguyên nhân là gì? Bố mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh tự kỷ và có cách chăm sóc phù hợp nhé!

Làm sao để nhận biết trẻ dưới 12 tháng bị tự kỷ
Làm sao để nhận biết trẻ dưới 12 tháng bị tự kỷ

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ dưới 12 tháng tự kỷ 

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu nhận biết trẻ dưới 12 tháng tự kỷ hay không ta cần biết tự kỷ là gì? Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là nhóm rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Bệnh sẽ gặp nhiều trong giai đoạn 3 năm đầu của trẻ, nếu không phát hiện sớm sẽ kéo dài đến lúc trưởng thành. Tự kỷ có thể làm cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp và khó hoà nhập được với mọi người xung quanh. Ngoài ra, bé mắc phải bệnh tự kỷ sẽ có những hành vi lặp đi lặp lại, nhận thức không tốt, kém phát triển về trí tuệ và gặp vấn đề về tinh thần của trẻ.

Làm sao để nhận biết trẻ có đang mắc chứng bệnh tự kỷ hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bố mẹ nhận dạng được bệnh tự kỷ:

  • Không giao tiếp, thể hiện cảm xúc với mọi người
  • Trẻ ít cười bất thường
  • Khi có âm thanh lớn bé không phản ứng
  • Bé không thể hiện những cử chỉ cơ bản như vẫy tay, mỉm cười,…
  • Bé không bập bẹ tập nói đúng với cột mốc phát triển
  • Không có những hành động bắt chước 
  • Trẻ bị hạn chế về tương tác, ánh mắt kém linh hoạt
  • Khi gọi tên bé không có bất kỳ phản ứng gì
  • Bé hạn chế trong việc vận động
Ánh mắt kém linh hoạt cũng là dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ
Ánh mắt kém linh hoạt cũng là dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ
>>> Cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi <<<

2. Nguyên nhân làm cho trẻ dưới 12 tháng tự kỷ

Trẻ dưới 12 tháng có thể mắc chứng bệnh tự kỷ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là một vài nguyên nhân dưới đây bố mẹ có thể tham khảo nhé!

  • Do gen di truyền: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nếu bố hoặc mẹ mang một hay nhiều gen thay đổi này sẽ có thể truyền sang con. Những thay đổi gen này có thể gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
  • Ảnh hưởng từ các tác nhân môi trường: Chất độc hại, ô nhiễm môi trường,… trong môi trường xung quanh, khu vực sinh hoạt của bé. Các tác nhân môi trường có thể thức ăn có chứa flavonoid, khói thuốc lá, thuốc diệt cỏ. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ.
  • Ảnh hưởng từ môi trường khi mẹ đang mang thai: Trong thời kỳ mang thai, mẹ sử dụng chất kích thích, rượu, bia,…sẽ làm cho bé bị thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển trong bụng mẹ. Nếu mẹ tiếp xúc với kim loại nặng hoặc không khí bị ô nhiễm cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh tự kỷ cho bé. 
  • Tuổi tác của bố mẹ: Nguy cơ mắc bệnh Down và dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ sẽ tăng theo độ tuổi khi mang thai của mẹ. 
  • Tâm lý của mẹ trong quá trình mang thai: Mẹ luôn cảm thấy lo âu, căng thẳng trong thai kỳ, thậm chí còn dùng thuốc chống trầm cảm. Đây cũng là nguyên nhân có thể làm cho trẻ bị tự kỷ.

3. Cách chăm sóc trẻ dưới 12 tháng tuổi bị tự kỷ

Trẻ dưới 12 tháng tuổi bị tự kỷ là một căn bệnh rất đặc biệt về tâm lý và trí não của trẻ. Vì thế, bố mẹ và người thân cần theo dõi, quan tâm và có cách chăm sóc đặc biệt hơn so với các bạn đồng trang lứa. Để có thể chăm sóc tốt và hiểu rõ về các hoạt động của trẻ. Bố mẹ cần phải kiên nhẫn và dành thời gian nhiều hơn để hướng dẫn trẻ. Vì dạy một bạn nhỏ mắc bệnh tự kỷ là một thử thách rất lớn. Vậy phải chăm sóc bé như thế nào?

Xây dựng môi trường sinh hoạt phù hợp

Môi trường sinh hoạt rất quan trọng đối với trẻ mắc bệnh tự kỷ. Vì thế, bố mẹ hãy xây dựng cho con một môi trường phù hợp, tạo cảm giác thoải mái cho bé. Hạn chế cho bé đến nơi đông người, nhiệt độ cao,… nên cho bé sinh hoạt trong môi trường thoáng mát.

Hướng dẫn bé làm những hoạt động hằng ngày

Bố mẹ nên hướng dẫn và khuyến khích bé làm những việc trong khả năng, tự phục vụ bản thân như mang giày, rửa tay,… hoặc những công việc nhẹ phụ giúp người thân.

Khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động hằng ngày
Khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động hằng ngày

Hãy cho bé thường xuyên đi bộ, dựa vào tình trạng sức khoẻ của bé mà điều chỉnh quãng đường cho phù hợp. Hạn chế cho bé đi một lần quá nhiều hoặc quá xa.

Cho bé học bơi theo phương pháp đặc biệt dành riêng cho bé, vì bơi sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất. Bơi lội cũng là một phương pháp trị liệu khá phổ biến cho trẻ bị tự kỷ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Đối với các bé mắc phải chứng bệnh đặc biệt này, bố mẹ càng phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Nên biết được những thực phẩm nào nên và không nên cho con ăn. 

  • Nên bổ sung đạm cho con bằng các loại đậu, không nên cho con dùng các loại thực phẩm làm từ sữa.
  • Hạn chế hoặc lưu ý về liều lượng khi cho bé ăn hải sản vì sẽ dễ nhiễm thuỷ ngân với nồng độ cao.
  • Nên cho bé uống đủ lượng nước dựa theo độ tuổi và thời tiết, không nên uống quá ít hoặc quá nhiều.
  • Các loại thực phẩm làm từ bột mì, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hợp nên hạn chế tối đa cho trẻ tự kỷ ăn.

Tạo ra vùng an toàn cho bé

Trẻ mắc phải chứng bệnh tự kỷ cũng có thể do rào cản từ mọi người xung quanh. Do đó, để bé có thể phát triển tốt và điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị cho trẻ. Bố mẹ và người thân hãy cố gắng tạo cho bé một vùng an toàn, hỗ trợ về mặt tinh thần cho bé. Giúp cho trẻ có thể điều trị và phát triển bản thân tốt nhất.

Khen ngợi khi bé có hành vi tốt 

Bố mẹ hãy khen ngợi khi trẻ có những hành vi, những tiến triển tốt. Đây cũng là phương pháp cổ vũ tinh thần hiệu quả cho con, đồng thời cũng là lời động viên khuyến khích những hành vi tốt ở trẻ. Những lời khen dành cho bé có thể giúp trẻ nhận thức và phát triển hoàn thiện hơn. 

Những thông tin cần thiết mà bố mẹ cần biết về chứng bệnh tự kỷ của trẻ dưới 12 tháng tuổi. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bố mẹ về cách nhận biết và chăm sóc con yêu của mình. Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để quan sát và chơi cùng con nhé!

Để trẻ có thể phát triển tốt nhất, được tiếp xúc với môi trường năng động, tích cực hơn. Bố mẹ hãy tham khảo thử thông tin nhập nhập học cho con tại The Gold Beehive (TGB Preschool) nhé! Truy cập vào website của trường để nhận ưu đãi về lớp giữ trẻ của TGB ngay nào!

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!