Giai đoạn 12 tháng tuổi chính là cột mốc phát triển quan trọng của thiên thần nhỏ, bởi vì bé đã tròn 1 tuổi và sẽ có những sự thay đổi mới. Cha mẹ hãy tham khảo cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi được TGB tổng hợp và chia sẻ sau để giúp bé phát triển toàn diện, thông minh nhé!
1. Cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi đúng cách
Để có thể giúp cho bé 12 tháng tuổi phát triển một cách tốt nhất, đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cung cấp hằng ngày. Mỗi ngày cơ thể bé sẽ phát triển hơn về thể chất và cảm xúc. Vì thế, cha mẹ hãy để tâm và cùng chơi với con để đảm bảo được sự phát triển toàn diện nhất cho trẻ.
1.1. Chế độ dinh dưỡng và ngủ của trẻ 12 tháng tuổi
- Khi bé được 12 tháng tuổi, bữa ăn sẽ đơn giản hơn so với giai đoạn ăn dặm. Vì lúc này không cần phải chuẩn bị thức ăn riêng cho bé nữa. Nên bổ sung thêm cho bé 2 đến 3 bữa ăn phụ như trái cây, sữa chua, rau câu, phô mai,…
- Tuy nhiên, cha mẹ nên cắt nhỏ thức ăn và không nên cho bé ăn những loại thực phẩm cứng, trái cây nguyên trái vì sẽ dễ gây nghẹn cho trẻ.
- Giai đoạn này, bé có thể chuyển từ sữa mẹ/ sữa bột sang sữa tươi nguyên kem, nhưng nếu con vẫn còn dùng sữa mẹ thì hãy tiếp tục cho con bú. Khi mới bắt đầu cho con uống sữa tươi nên uống 400ml/ ngày. Lưu ý không nên dùng các loại sữa tách béo hoặc thực phẩm ít béo cho bé. Vì thời điểm này cơ thể bé cần nhiều chất béo để tăng trưởng về thể chất và trí tuệ.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả và ăn nhiều rau củ để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng không nên cho bé uống nhiều nước hoa quả có chứa vitamin C, không vượt quá 0,11L – 0,17L/ ngày.
- Không cho bé ăn thức ăn có chứa nhiều hàm lượng mỡ, muối, đường vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Khi ăn hãy cho bé ngồi trên ghế cao ngang bàn để tăng khả năng giao tiếp trong bữa ăn cho trẻ và nên để bé tự ăn bằng thìa, có bát/đĩa riêng.
1.2. Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi
Giai đoạn 12 tháng tuổi bé đã có sự phát triển vượt bậc về thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ. Mỗi ngày trôi qua thì khả năng hứng thú với những điều mới của bé ngày một nhiều hơn. Chính sự tò mò đó đã giúp cho bé có thêm những kỹ năng mới.
Phát triển về thể chất:
Khi bé tròn 1 tuổi thì khả năng vận động của trẻ có thể coi là mức độ bình thường của 1 người lớn. Lúc này bé có thể tự ngồi, tự bám đồ vật để đứng dậy, bò bằng tay và đầu gối, có thể đi được một vài bước.
Giai đoạn này, bé có thể thành thạo một số hành động bằng tay như ăn bằng tay, chỉ vào đồ vật, lật sách,… Bé có thể cầm và gõ 2 đồ vật hoặc 2 khối đồ chơi với nhau. Trẻ có thể cặp đồ vật bằng 2 ngón trỏ và ngón cái một cách chính xác.
Ngoài ra, bé rất hứng thú khi kiểm soát được cử động. Bé có thể di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi, tự đứng lên và ngồi xuống mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.
Bé 12 tháng tuổi rất thích xô ngã mọi thứ, giai đoạn này bé rất hiếu động. Vì đây là lần đầu bé độc lập về thể chất nên rất hứng thú và tò mò về mọi thứ, cha mẹ hãy quan sát trẻ nhiều hơn để đảm bảo an toàn nhé!
Phát triển về cảm xúc:
Bé có thể diễn đạt cảm xúc của mình bằng điệu bộ và cử chỉ để cha mẹ hiểu được mong muốn của mình. Giai đoạn này trẻ đã biết thể hiện những cảm xúc khi không hài lòng, lo sợ.
Ví dụ bé sẽ khóc và la hét khi có quá nhiều người lạ đứng xung quanh.
Phát triển về xã hội:
Bé ở độ tuổi 12 tháng có thể hiểu được lời nói của mọi người và bắt chước theo hành động của người khác như vỗ tay, nhặt đồ vật, vẫy tay chào,…
Bé còn biết thử phản ứng của bố mẹ bằng các trò tinh nghịch như ném thức ăn, quăng ném đồ chơi, lắc đầu khi không chịu ăn. Cha mẹ có thể áp dụng kỷ luật với bé trong giai đoạn này để bé có thể nhận thức được việc đúng và việc sai.
Có thể đưa ra quy tắc rằng bé sẽ được chơi đồ chơi khi ăn xong, đến giờ ăn và hết giờ chơi bé nên cất đồ chơi. Khi bé có những hành động tốt thì hãy khen thưởng cho bé để giúp trẻ phát huy.
Phát triển trí tuệ:
Giai đoạn này bé có thể bắt chước những âm thanh và bập bẹ nói các từ “mama/mẹ”, “ba/bố/cha”. Con còn giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của mình với những bé khác.
>>> Cách chọn trường mầm non cho con <<< |
1.3. Những hoạt động cần cho sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi
Muốn bé phát triển tốt hơn trong giai đoạn 12 tháng tuổi, ba mẹ có thể cho bé thực hiện những hoạt động sau:
- Để có thể giúp bé phát triển trí tuệ cũng như nhận diện đồ vật và màu sắc tốt nhất. Cha mẹ hãy lựa chọn những quyển sách nhiều màu sắc, nhiều hình vẽ và đọc cùng con. Khuyến khích bé chỉ vào vật hoặc màu khi đọc đến vật đó.
- Thường xuyên cho bé nghe nhạc để kích thích sự phát triển độ cảm âm của bé. Khi nghe đến một bài hát quen thuộc, con sẽ nhún nhảy, lắc lư theo nhịp điệu của bài hát đó.
- Hãy dành thời gian chơi cùng con các trò giúp phát triển trí tưởng tượng như búp bê, siêu nhân, ô tô,… và các trò kích thích trí não, sự sáng tạo của bs bằng trò lắp ráp,…
- Khuyến khích trẻ chơi các trò hoạt động nhiều và tương tác với người khác. Đối với bé dưới 2 tuổi không nên cho xem tivi và các thiết bị điện tử mà hãy khuyến khích bé chơi các trò chơi tương tác. Đối với bé 2 tuổi trở lên hạn chế cho bé tiếp xúc với tivi và điện thoại, giảm thời gian xem của bé còn dưới 1 tiếng/ ngày.
- Khi trò chuyện cùng bé, cha mẹ lưu ý hãy gọi tên chính xác các đồ vật để bé nghe và nhất quán sẽ bắt chước theo. Hãy thường giải thích những việc đang làm cho bé hiểu và nhận biết được hành động.
- Cha mẹ nên khuyến khích con ngủ ở giường riêng để tăng khả năng độc lập ở trẻ.
2. Những sai lầm ba mẹ thường gặp khi chăm sóc bé 12 tháng
- Cho bé ăn uống quá thoải mái: Giai đoạn này ba mẹ sẽ nghĩ rằng con đã có thể ăn như 1 người lớn nên sẽ cho bé ăn uống thoải mái, không hạn chế những đồ cứng như kẹo, bỏng ngô,… Điều này sẽ dễ làm cho bé bị nghẹn và dẫn đến vật cản ở cổ khiến bé khó thở.
- Dành ít thời gian cho bé: Khi ba mẹ bận thường để con chơi một mình hoặc lạm dụng tivi, điện thoại quá nhiều có thể dẫn đến chậm phát triển và những bệnh về tâm lý. Đây là giai đoạn bé cần ba mẹ dành thời gian để chơi và đồng hành cùng con nhất.
- Không quan sát, để ý đến bé dẫn đến những chuyện ngoài ý muốn. Chẳng hạn, bé cầm phải những vật sắc nhọn, chạm tay vào vật nguy hiểm như ổ điện,…sẽ làm tổn thương đến cơ thể của trẻ.
- Bố mẹ lơ là, không theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Điều này sẽ khiến bố mẹ không phát hiện sự chậm phát triển, những bất thường ở trẻ để có thể khám và điều trị kịp thời. Sự phát triển ở giai đoạn 12 tháng tuổi rất quan trọng với bé. Bố mẹ nên nắm được các cột mốc phát triển và đồng hành cùng bé ở giai đoạn này.
Hy vọng với những chia sẻ về cách chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi trên sẽ giúp bố mẹ có thể đồng hành cùng bé tốt nhất trong giai đoạn này. Để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé, bố mẹ có thể tham khảo chương trình giáo dục tại trường mầm non song ngữ The Gold Beehive. Liên hệ ngay với Tổ Ong Vàng để được tư vấn và nhận ưu đãi đăng ký lớp học cho bé nhé!
Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM: |
Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan