Món ngon cho bé

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em – thông tin ba mẹ không nên bỏ qua

26/07/2021

Tháp nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là vấn đề ba mẹ quan tâm hiện nay

1. Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em nói chung

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em là vấn đề ba mẹ hết sức quan tâm hiện nay. Bởi những năm đầu đời là thời điểm vàng cung cấp dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất, ngôn ngữ và nhận thức. Một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý tạo nền tảng giúp trẻ khỏe mạnh, học hỏi tốt hơn trong những năm sau đó.

Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Chất lượng nguồn dinh dưỡng mà trẻ được nhận trong những tháng năm đầu đời liên quan mật thiết đến chỉ số IQ của trẻ. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ em suy dinh dưỡng sẽ có khả năng học hỏi kém  hơn so với trẻ được ba mẹ nuôi với chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến chỉ số EQ và tính cách của trẻ

Dinh dưỡng không chỉ có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và não bộ của trẻ mà hơn nữa còn tác động trực tiếp tới chỉ số cảm xúc EQ. Trẻ em dễ có nguy cơ mắc tự kỷ, trầm cảm nếu suy dinh dưỡng từ nhỏ.

Tính cách của trẻ cũng có mối liên quan đến dinh dưỡng, với các bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng ít nhất hai năm đầu đời thường có biểu hiện nhút nhát, ít giao tiếp hay ít hoạt động và thường không dễ dàng mở lòng chia sẻ với người khác.

Dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ thông minh

Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em là việc quan trọng. Bữa ăn của trẻ cần được đủ các chất dinh dưỡng, các nhóm vitamin, khoáng chất và dưỡng chất là cần thiết cho sự phát triển về não bộ và cơ thể của trẻ.

 Đặc biệt chất lượng nuôi dưỡng, chất lượng dinh dưỡng (sữa) những năm đầu đời ảnh hưởng kết quả học tập của trẻ sau này. Bởi nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc cung cấp cho trẻ đủ dinh dưỡng trong quá trình phát triển thai nhi và những năm đầu đời thường có IQ cao hơn những trẻ không được như vậy. Hơn nữa, trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng thường ham học hỏi, thích vận động và nhận thức tốt hơn những trẻ khác.

Dưỡng chất từ sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Với những bà mẹ nuôi con bé tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý thường có chất lượng sữa khá tốt, các kháng thể từ sữa mẹ sẽ giúp trẻ giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp…

Các dưỡng chất có trong sữa mẹ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ trẻ khỏi các virus, vi khuẩn gây hại, cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ.

2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em

Hiện tại thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em là không giống nhau. Dưới đây là một số tham khảo chung cho trẻ tại Việt Nam. Hơn nữa, ba mẹ có thể điều chỉnh mức độ để phù hợp với bé nhà mình hoặc xin ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng nếu cần thiết nhé.

2.1 Đối với trẻ 0-6 tháng tuổi

Giai đoạn 0-6 tháng, ba mẹ chỉ cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không cần bổ sung các loại thức ăn, đồ uống, sữa bột, thậm chí cả nước.

Sữa mẹ có đầy đủ những thứ bé cần trong 6 tháng đầu đời như: protein, chất béo, khoáng chất, vitamin, DHA/ ARA và các hormone cơ bản. Ngoài ra sữa mẹ còn có các kháng thể giúp con bạn tránh bệnh tật.

  • Trẻ dưới 1 tháng: Bé bú từ 8-12 lần (mỗi cữ bú cách xa nhau 2 đến 3 giờ)mỗi ngày hoặc tùy nhu cầu của trẻ. Bé nuôi bằng sữa công thức số lần bú giảm đi khoảng 6-8 lần và tổng lượng sữa công thức bé cần khoảng 480-710ml mỗi ngày.
  • Trẻ khoảng 2 tháng: Bé cần bú mẹ 3-4 giờ hàng ngày. Ba mẹ có thể vệ sinh lưỡi của bé bằng khăn mềm 1-2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ khoảng 4 tháng: Số lần bú mẹ giảm 4-6 lần (mỗi cữ cách nhau 4-5 giờ) mỗi ngày. Đặc biệt lượng sữa trong mỗi lần bú tăng lên. Bé hay nuốt khí trong khi bú nên ba mẹ có thể giúp bé thoải mái hơn bằng vỗ ợ hơi. Tuyệt đối không bao giờ được vệ sinh răng miệng cho bé bằng mật ong với trẻ dưới 4 tháng.
  • Trẻ từ 4-6 tháng: Ba mẹ cần  tiếp tục cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 830-1330ml/ ngày. Thời điểm này bé không nên ăn dặm quá sớm hay muộn quá. Trường hợp mẹ bận bịu. Từ 5 tháng trở đi trẻ có thể tập ăn dặm nhưng ăn theo phương pháp từ lỏng đến đặc, trẻ nên bú mẹ càng nhiều càng tốt.

Mẹ & bé

Giai đoạn 0-6 tháng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất

2.2 Đối với trẻ 6-12 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ giai có một số thay đổi như mọc răng, bò lẫy, tập đi và trẻ hay bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa… nên trẻ thường biếng ăn sinh lý. Ba mẹ cần kiên trì và biết cách chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị của trẻ, luyện cho trẻ thói quen ăn uống tốt.

Hơn nữa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em 6-12 tháng: Năng lượng 100 Kcal/kg/ngày, protein: 2,5-3g/kg/ngày, lipid: 3-4g/kg/ngày, glucid: 10-12g/kg/ngày. Đặc biệt trong khẩu phần ăn của trẻ luôn phải đủ 4 nhóm chính: Bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

2.3 Đối với trẻ 1-3 tuổi

Với trẻ 1-3 tuổi số lượng bữa ăn chính sẽ là 3-4 bữa, có thể là cháo, súp hay cơm nát nhưng phải đủ 4 nhóm chất chính, thiết yếu. Bao gồm tinh bột( gạo, đỗ, mỳ), chất đạm( thịt, cá, tôm, trứng), chất béo( dầu ăn, mỡ), vitamin và khoáng chất( rau, củ, hoa quả…).

Khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày khoảng: 100-140g ngũ cốc. 80-120g thịt, cá, trứng….20ml dầu ăn, hoa quả và rau theo nhu cầu của trẻ nhưng ít nhất khoảng 100-200g các loại rau xanh, 100-200g các loại quả chín, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ được đầy đủ và cân đối giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu tối đa các dưỡng chất.

Giai đoạn này, sữa là nguồn cung cấp rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé uống khoảng 600-800ml sữa. Nếu bé không bú mẹ thì trẻ cần bổ sung ít nhất 600ml sữa vào các bữa phụ trong ngày. Ngoài ra, các bữa phụ của trẻ ba mẹ có thể cho con ăn sữa chua, bún, phở..các đồ ăn nhẹ và dễ tiêu hóa.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em

Bữa ăn chính cho trẻ cần đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

2.4 Đối với trẻ 3-5 tuổi

Với trẻ 3-5 tuổi số lượng bữa ăn giống trẻ 2-3 tuổi, tuy nhiên lượng ăn sẽ được tăng lên để đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Lúc này, trẻ đã hoàn thiện về nhận thức và khả năng vận động nên ba mẹ hãy tôn trọng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em nhé. Con thích ăn gì cứ để con ăn, tuy nhiên không nên ăn nhiều bánh kẹo trước bữa ăn chính.

Giai đoạn này ba mẹ nên lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm và chế biến phù hợp để trẻ thấy ngon miệng. Ba mẹ nên bổ sung cho trẻ đủ 60 chất dinh dưỡng từ 4 nhóm chính gồm: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tinh bột vì đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia lớn vào quá trình phát triển của trẻ.

Ngoài 3 bữa chính như thông thường, ba mẹ có thể bổ sung cho con 1 bữa phụ với tỷ lệ năng lượng chiếm như sau: 25% bữa sáng, 40% cho bữa trưa, 10% bữa ngang chiều, 25% bữa tối. Và duy trì cho trẻ đủ 600ml sữa mỗi ngày chia làm 3 cữ ( mỗi cữ 200ml) để trẻ được cung cấp đủ vitamin, đạm, khoáng chất. Ba mẹ nên chọn sữa chua, sữa tươi không đường hoặc sữa bột tách béo…

Chế độ dinh dưỡng của trẻ em cần chọn da dạng, phong phú

Thực đơn cho trẻ 3-5 tuổi cũng cần được lựa chọn đa dạng và phong phú

3. Gợi ý một số thực đơn dinh dưỡng cho trẻ

Thực đơn hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em vừa khiến trẻ thích thú để tránh suy dinh dưỡng luôn là vấn đề đau đầu của ba mẹ.

Dưới đây là một số thực đơn tham khảo giúp ba mẹ giải quyết được khó khăn này.

Thực đơn cho trẻ 6-12 tháng tuổi

  • Cho trẻ ăn nước cháo trộn chung với sữa: Cho gạo, các loại thịt và rau củ nấu cùng cháo thật nhuyễn rồi sau đó cho thêm 3-5 thìa sữa bột vào cháo.
  • Cho trẻ uống sữa pha với nước sôi ấm, uống 500ml/ ngày và cho trẻ ăn cháo hoặc bột khoảng 3-4 bữa/ngày, ba mẹ có thể dùng nước giá đậu xanh để làm thức ăn lỏng với tỉ lệ: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh cần giã nhỏ rồi đem lọc lấy nước nấu bột).

Thực đơn cho trẻ từ 1-2 tuổi

  • Bữa sáng: 150 – 200ml sữa.
  • Bữa phụ: Cháo thịt + rau: 200ml. Ví dụ: 30g gạo tẻ, 50g thịt nạc hoặc cá, tôm, lươn, ếch, cua: 50g, trứng gà (1 quả), 10ml dầu ăn, 20g rau xanh.
  • Bữa trưa: 200ml sữa.
  • Bữa xế: 1 quả chuối tiêu hoặc 1 miếng bơ.
  • Bữa chiều: Cháo thịt (cá, tôm, lươn, trứng) + rau + dầu ăn.

Ba mẹ lưu ý thêm nếu trẻ còn bú mẹ thì ba mẹ nên xen kẽ các cữ ăn của trẻ.

Thực đơn cho trẻ từ 2-3 tuổi

  • Bữa sáng: 200ml sữa.
  • Bữa trưa: Cơm nát + thịt (tôm, lươn, gà, cá, trứng…) + canh rau. Ví dụ:  Cơm: 2 bát lưng cơm (70g gạo), 50g thịt (hoặc 1 quả trứng), 100g rau, 5g dầu mỡ.
  • Bữa xế: Cháo + thịt + rau + dầu ăn: 200ml. Ví dụ: 30g gạo (khoảng 1 nắm tay), 50g thịt nạc (hoặc cá, lươn, tôm, cua: 50g, ếch, trứng gà: 1 quả), 10ml dầu (2 thìa cà phê bé), 20g rau xanh (2 thìa cà phê bé).
  • Bữa chiều: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau
  • Bữa tối: Bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc 1 bát con súp khoai tây thịt. Ví dụ: 100g khoai tây (1 củ to), 50g (thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn), 50g bắp cải, 1 thìa cà phê dầu hoặc mỡ.

Ba mẹ có thể cho trẻ ăn thêm hoa quả chín theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em.

Trên đây là một số thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Ba mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị cho bé thực đơn phù hợp với nhu cầu của bé mỗi ngày. Việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, khoa học, hợp lý giúp phòng ngừa thừa cân, suy dinh dưỡng ở trẻ, đồng thời góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất lẫn trí tuệ.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!