Cách nấu cơm nát cho bé khi tới giai đoạn tập nhai thực tế không quá khó. Nhưng làm thế nào để bé yêu thích món ăn này cũng như giữ trọn dưỡng chất khi nấu thì không phải ai cũng nắm được. Dưới đây, Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB sẽ hướng dẫn cho các mẹ cách nấu cơm nát cho bé đúng chuẩn với 5 thực đơn thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhất.
1. Lợi ích khi cho bé ăn cơm nát
Giải đáp: Cơm nát là gì?
Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thì cơm nát chính là món ăn phổ biến giúp bé no lâu và ba mẹ có thể kết hợp với nhiều món ăn khác. Cơm nát thực chất là nghiền nhuyễn các hạt cơm ra. Nó có độ thô nhất định, không lỏng hoàn toàn nhưng cơ bản vẫn là kết cấu nhão như cháo. Do đó, bé sẽ thấy quen thuộc và ăn được một cách dễ dàng.
Lợi ích
Cơm nát món ăn dễ chế biến, tiết kiệm thời gian và có nhiều lợi ích cho bé. Món cơm kiểu này thường được dùng trong giai đoạn chuyển giao giữa lúc trẻ ăn cháo đặc và ăn cơm bình thường (khoảng hơn 1 tuổi).
Việc cho bé ăn cơm nát sẽ giúp cho con tập làm quen với thức ăn thô. Để sau vài tháng tập ăn, bé sẽ rèn luyện được kỹ năng nhai cũng như mở màn thú vị với việc thưởng thức đồ ăn. Khi mẹ kết hợp cơm nát với các món ăn khác còn giúp bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển.
Như vậy, nếu con yêu đã qua giai đoạn ăn thức ăn nhuyễn kể cả bột, cháo lỏng thành công thì ba mẹ hoàn toàn có thể yên tâm chuyển sang chuyển giai đoạn ăn cơm nát. Ngoài ra, mẹ cũng nên tăng dần độ thô để phù hợp với tình trạng mọc răng của trẻ.
>>> Có nên gửi trẻ 12 tháng tuổi? <<< |
2. Các chất cần có trong bữa ăn của bé 1 tuổi
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 1 tuổi đòi hỏi cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng cho các hoạt động thường ngày và hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Ở độ tuổi này, ngoài cháo và sữa phụ huynh có thể bắt đầu cho con ăn cơm nát để làm quen. Tuy nhiên không nên ép buộc mà nên để bé ăn trên tinh thần tự nguyện và yêu thích. Thời điểm này cha mẹ nên tập cho bé ngồi ghế ăn và tiếp xúc với những dụng cụ ăn uống như thìa để tạo sự tự lập cho bé về sau.
Trong thực đơn hàng ngày, phụ huynh cần bổ sung đủ các chất như:
- Chất bột đường: Có trong ngũ cốc như khoai, gạo, mì, miến, bún…
- Chất béo: Dầu thực vật, dầu oliu, các loại hạt, cá hồi… chứa nhiều chất béo.
- Chất đạm: Thịt, cá, tôm, trứng, sữa và các loại đậu rất giàu chất đạm.
- Khoáng chất: Kẽm có nhiều trong thịt bò, lươn, sữa, tôm đồng, gan lợn,… Sắt có nhiều trong các loại đậu, hạt, ngũ cốc, rau màu xanh đậm…. Lysine có nhiều trong hạt bí, tôm, phô mai, cá ngừ, thịt gà,…
- Vitamin: Các nhóm vitamin A, C, E và vitamin nhóm B có nhiều trong các loại rau củ và trái cây.
Ngoài dinh dưỡng, cha mẹ cần chú ý vấn đề an toàn, xem xét kỹ thực phẩm đó có thể gây nguy hại gì cho con hay không. Cha mẹ cần tránh những thực phẩm hình tròn nhỏ hay các loại thực phẩm khó nuốt vì dễ khiến bé bị nghẹn khi ăn. Nếu bé đang ăn dặm theo kiểu Nhật, quá trình ăn thô sớm phụ huynh cần có sự giám sát chặt chẽ.
3. Cách nấu cơm nát cho bé
1 nồi 2 chế độ
- Cách 1: Lấy 1/2 cup gạo vo sạch. Cho gạo cái bát bằng inox hoặc sứ, thêm 1/2 bát nước rồi đặt vào nồi cơm khi nấu cơm cho cả nhà.
- Cách 2: Khi nấu cơm cho cả nhà, mẹ lấy bớt gạo ở 1 góc nồi. Khi chín, góc cơm này sẽ nát hơn bình thường và có thể dùng cho bé ăn.
Nấu cơm nát từ cơm có sẵn
- Sau khi nấu cơm, mẹ lấy 1 lượng vừa đủ bé ăn cho vào nồi nhỏ, thêm xíu nước rồi đun với lửa liu riu. Trong quá trình đun, tránh để cơm cháy hay dính nồi. Đun 1 lúc đến khi đạt độ nhuyễn phù hợp thì mẹ để nguội bớt và cho bé ăn.
Quay bằng lò vi sóng
- Lấy 1 phần cơm đã nấu chín cho vào bát cơm, đổ thêm nước rồi bọc kín và cho vào lò vi sóng.
- Cài đặt nhiệt độ ở mức cao nhất trong khoảng 3 phút là có cơm nát cho bé.
- Cách này sẽ làm mất đi 1 số chất dinh dưỡng nên mẹ chỉ sử dụng trong trường hợp không có nhiều thời gian vào bếp.
>>> 1 ngày của bé ở trường mầm non <<< |
4. Gợi ý các thực đơn cơm nát cho bé
Bên cạnh học cách nấu cơm nát cho bé, mẹ nên kết hợp món ăn này với 1 số loại thực phẩm khác để đa dạng dưỡng chất cho bé. Dưới đây là gợi ý 5 thực đơn bổ sung cùng cơm nát để mẹ tham khảo.
- Cơm nát, trứng xào cà chua, canh rau má thịt băm, tráng miệng bằng thạch cam
- Cơm nát, tôm hấp, canh thịt khoai tây với cà rốt, tráng miệng dưa hấu
- Cơm nát, thịt viên chiên, su su xào trứng, tráng miệng sinh tố bơ
- Cơm nát, thịt bằm, đậu phụ sốt cà chua, canh rong biển nấu ngao
- Cơm nát, lươn đồng xào nghệ, canh bí đỏ, chuối tráng miệng
Hy vọng qua bài viết trên, Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB đã giúp các phụ huynh biết được cách nấu cơm nát cho bé đúng chuẩn và có hương vị thơm ngon nhất. Chúc ba mẹ sẽ sáng tạo thêm nhiều thực đơn thú vị và giàu dưỡng chất để trẻ phát triển toàn diện.
Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM: |
Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan