Cẩm Nang Chăm Sóc Trẻ

Tuyệt chiêu dạy bé tập nói dễ thực hiện, hiệu quả phụ huynh nên thử ngay

03/01/2024

Trẻ biết nói là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của con. Tuy nhiên, mỗi bé lại có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Có bé biết nói nhanh, nói nhiều, cũng có bé nói ít hay thậm chí vài tuổi mới biết nói. Do đó, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn này để có cách chăm sóc và giáo dục phù hợp. Dưới đây là những bí quyết cách dạy bé tập nói nhanh chóng, dễ thực hiện, giúp con phát âm chuẩn cũng như sử dụng từ chính xác để phụ huynh tham khảo.

1. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua từng giai đoạn

Quá trình phát triển ngôn ngữ của bé thường trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 3 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ chủ yếu sử dụng ngôn ngữ phi ngôn từ để giao tiếp, bao gồm cử chỉ, biểu cảm. Trẻ biết quan sát gương mặt của bố mẹ, người thân, lắng nghe tiếng nói và những tiếng động ở xung quanh.
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu bập bẹ “baba” hoặc “mama”, có thể phản ứng đáp lại tiếng nói của người khác. Nhiều bé còn ghi nhớ và trả lời được tên của mình, sử dụng giọng nói để biểu đạt cảm xúc.
  • Giai đoạn 9 tháng tuổi: Trẻ hiểu ý nghĩa và thể hiện được hành động như “xin chào”, “tạm biệt” và áp dụng vào một số tình huống thực tế trong cuộc sống.
  • Giai đoạn từ 12 – 18 tháng tuổi: Trẻ nói rõ ràng hơn, bắt đầu phát triển từ vựng và hiểu những câu nói đơn giản.
  • Giai đoạn 18 tháng tuổi: Vốn từ vựng của bé phong phú hơn và nói được tên người, đồ vật, con vật, màu sắc. Giai đoạn này trẻ cũng biết bắt chước âm thanh hay tiếng nói của người khác.
  • Giai đoạn 2 tuổi: Lúc này bé đã có khả năng xâu chuỗi các từ đơn lại với nhau thành câu ngắn như “Tạm biệt mẹ” hoặc “Con đói”. Trẻ cũng lắng nghe, bổ sung và ghi nhớ các từ vựng mới.
  • Giai đoạn bé 3 tuổi: Vốn từ mở rộng hơn, trẻ hiểu và nói được các từ mang ý nghĩa về không gian như “bây giờ”, “hôm nay” và các từ mô tả cảm xúc như “vui”, “buồn”, “giận”,…
Mỗi trẻ có thể phát triển theo tiến độ riêng, do đó, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ có thể khác nhau trong từng giai đoạn
Mỗi trẻ có thể phát triển theo tiến độ riêng, do đó, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ có thể khác nhau trong từng giai đoạn

2. Cách dạy bé tập nói nhanh đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ

  • Trò chuyện thường xuyên với bé

Tạo ra môi trường giao tiếp nhiều với bé bằng cách trò chuyện hàng ngày. Hỏi kể cho bé những chuyện đang xảy ra xung quanh, dạy bé những câu nói ngắn, dễ hiểu và tăng dần khi thấy con tiến bộ.

  • Đặt câu hỏi cho bé

Khi trò chuyện với bé, hãy đặt câu hỏi để khuyến khích bé nói. Ví dụ: “Con thích gì?”, “Con đang làm gì?”, “Con nhìn thấy gì ở đó?”.

  • Sao chép âm thanh bé nói

Khi bé nói một từ hoặc câu ngắn, hãy sao chép lại âm thanh đó một cách chính xác. Điều này giúp bé cảm thấy tự tin và khuyến khích bé luyện nói.

  • Tạo sự phấn khích khi bé nói

Khi bé nói, hãy chú ý lắng nghe và đáp lại bằng cách khen ngợi hoặc đưa ra phản hồi tích cực. Điều này giúp bé cảm thấy hứng thú và tăng động lực để nói nhiều hơn.

  • Hát hay đọc sách cho bé nghe

Hát những bài hát đơn giản hoặc đọc sách cho bé nghe. Những hoạt động này giúp bé nghe và tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên.

  • Dùng từ ngữ đơn giản

Não bộ của bé còn non nớt nên rất khó tiếp thu những từ vựng phức tạp. Mới đầy khi dạy bé tập nói phụ huynh chỉ nên sử dụng từ ngữ đơn giản và câu văn ngắn khi nói chuyện với bé. Điều này giúp bé dễ hiểu và dễ nhớ từ vựng mới.

  • Làm mẫu cho bé tập theo

Đôi khi, hãy làm mẫu cho bé bằng cách nói một câu hoặc một đoạn ngắn, sau đó khuyến khích bé lặp lại sau bạn.

  • Mở rộng vốn từ

 Khi bé nói một từ, hãy mở rộng vốn từ bằng cách thêm một từ hoặc câu văn liên quan. Ví dụ, nếu bé nói “chó,” bạn có thể nói “Đúng, đó là một con chó nhỏ.”

  • Mô tả đồ vật

Mẹ có thể dạy bé tập nói bằng cách mô tả đồ chơi, vật dụng, đồ vật quen thuộc trong nhà. Nếu mẹ nói về những thứ này mỗi khi sử dụng, bé sẽ quen dần và có sự liên tưởng các từ cụ thể với những món đồ đó.

  • Sửa sai cho bé

Khi bé nói sai hoặc không phát âm đúng, hãy sửa sai cho bé một cách nhẹ nhàng và cung cấp mẫu ngữ âm đúng. Điều này giúp bé cải thiện phát âm và tự tin hơn khi nói chuyện.

Dạy bé tập nói bằng cách đặt câu hỏi và nói chuyện với bé mỗi ngày
Dạy bé tập nói bằng cách đặt câu hỏi và nói chuyện với bé mỗi ngày

3. Lưu ý khi dạy bé tập nói

  • Phụ huynh cần kiên nhẫn: Quá trình học nói của bé có thể mất thời gian và đôi khi gặp khó khăn. Phụ huynh cần kiên nhẫn và không áp lực quá nhiều lên bé. Hãy tạo môi trường thoải mái và không đánh giá bé theo tiến trình học nói.
  • Sử dụng ngôn ngữ hình thể: Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ, phụ huynh cũng có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để truyền đạt ý nghĩa cho bé. Ví dụ như sử dụng cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt và cử động tay để giúp bé hiểu và ghi nhớ từ vựng và câu.
  • Vừa học vừa chơi: Kết hợp việc học và chơi sẽ tạo sự thoải mái và hứng thú cho bé. Bố mẹ hãy cho bé chơi các trò chơi, hoạt động tập thể và đồ chơi thông minh phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Phụ huynh cần kiên nhẫn và không gây áp lực khi dạy bé tập nói
Phụ huynh cần kiên nhẫn và không gây áp lực khi dạy bé tập nói

Trên đây là những phương pháp bố mẹ có thể áp dụng tại nhà để dạy bé tập nói nhanh và đa dạng vốn từ. Ngoài ra, việc cho trẻ đi học mầm non sớm cũng là cách tốt nhất để tạo môi trường ngôn ngữ hoàn hảo giúp bé học nói hiệu quả.

Phụ huynh hãy liên hệ ngay hotline 1900 23 23 09 hoặc truy cập website thegoldbeehive.edu.vn để được tư vấn chương trình dạy và nhận ưu đãi về lớp học cho bé tại Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB nhé!

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!