Giáo dục tài chính cho trẻ em ngày càng cần thiết để trẻ có khả năng quản lý tài chính cũng như kích thích khả năng tư duy tạo ra tài chính cho trẻ. Tuy nhiên, để giáo dục tài chính cho các bạn nhỏ không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn ba mẹ cách giáo dục tài chính cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.
1. Ý nghĩa của việc giáo dục tài chính cho trẻ em
Giáo dục tài chính cho trẻ em là dạy cho con những kiến thức về tài chính, dạy con cách quản lý tiền bạc hiệu quả và thông minh nhất. Từ đó, con sẽ biết quản lý tài chính cá nhân và có thói quen tài chính tốt. Mục tiêu của việc giáo dục tài chính cho trẻ là giúp trẻ có quan điểm đúng đắn về vấn đề tài chính, định hướng tương lai, phát triển xã hội.
Tài chính quyết định sự thành công của mỗi con người. Ở một xã hội phát triển như hiện nay, trẻ em rất cần được tiếp xúc với những kiến thức tài chính ngay từ nhỏ. Chúng sẽ hiểu được giá trị của tiền bạc, nhận thức được trách nhiệm bản thân và hình thành thái độ đúng đắn với tiền.
Trẻ sẽ biết trân trọng và chi tiêu một cách hợp lý nhất. Những kiến thức trẻ được học sẽ hỗ trợ các em biết cách quản lý tài chính bản thân, lên kế hoạch chi tiêu, có mục tiêu về tài chính, hạn chế những rủi ro, khủng hoảng tài chính trong cuộc sống.
Nếu trẻ không được trang bị những kiến thức về tài chính ngay từ nhỏ, trẻ thường tiêu xài hoang phí, không biết quý trọng tiền do ba mẹ kiếm ra. Vậy không giáo dục tài chính cho trẻ em từ khi trẻ còn nhỏ cũng là một phần trách nhiệm của phụ huynh.
Giáo dục tài chính cho trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng tương lai cho trẻ
2. Cách giáo dục tài chính cho trẻ em ba mẹ nên biết
Có nhiều cách giáo dục tài chính cho trẻ em. Ba mẹ có thể tham khảo những cách sau:
Để trẻ hiểu cần phải lao động mới có tiền
Ba mẹ không nên quá nuông chiều, không thỏa mãn tất cả các nhu cầu không cần thiết của trẻ. Nếu ba mẹ thỏa mãn nhu cầu nhỏ trẻ sẽ ngày càng hướng tới những nhu cầu lớn hơn. từ mua đồ chơi có thể tới mua điện thoại, mua đồ đắt tiền mà không cần suy nghĩ: tiền từ đâu ra.
Do đó, ba mẹ hãy giúp trẻ nhận ra giá trị lao động để ứng xử phù hợp với tiền. Ba mẹ có thể đề cập với trẻ một số việc làm có thể kiếm tiền như: Phụ giúp công việc kinh doanh của gia đình vào thời gian rảnh rỗi, đánh văn bản giúp ba mẹ, tập kinh doanh nhỏ bán tại trường hoặc bán online (làm đồ handmade, làm đồ ăn…)
Khi kiếm được tiền bằng sức lao động của chính mình, dưới sự ủng hộ của ba mẹ, trẻ đã hiểu được giá trị của lao động. Trẻ hiểu rằng không nên bỏ tiền vào việc vô bổ, công sức mình bỏ ra không thể lãng phí được. Đó là dấu hiệu trẻ được giáo dục tài chính đúng cách.
Hướng dẫn trẻ lao động để hiểu giá trị đồng tiền
Hướng dẫn trẻ tiêu tiền với mục đích chính đáng
Ba mẹ nên cho trẻ tiền sinh hoạt một cách hợp lý. Khi trẻ có nhu cầu phát sinh, muốn mua hay chi tiêu những khoản không có trong kế hoạch trẻ có thể đề cập với ba mẹ để xin thêm tiền. nếu hợp lý ba mẹ sẽ cho thêm hoặc không hợp lý ba mẹ có quyền từ chối.
Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ ghi lại các khoản chi tiêu cũng là cách kiểm soát việc cho tiêu có hợp lý hay không. Đề nghị trẻ thực hành tiết kiệm để có thể tự sở hữu tài sản cho riêng mình, không cần phải xin tiền ba mẹ thường xuyên nữa.
Tạo cho trẻ thói quen tiết kiệm tiền
Để tạo cho trẻ thói quen tiết kiệm tiền, đơn giản nhất là ba mẹ có thể mua cho con 1 con lợn đất để tích lũy. Thời gian tích lũy do trẻ quyết định có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm với mục đích có sẵn như mua đồ chơi yêu thích, tham gia 1 khóa học yêu thích.
Từ đó, trẻ sẽ hình thành thói quen giữ tiền và tự chi tiêu. Chẳng hạn, ban đầu cho trẻ giữ 1 số tiền và tự cân đối chi tiêu trong vài ngày, sau đó nâng lên một tuần, nửa tháng, một tháng. Có thể sau 1,2 ngày trẻ đã tiêu hết tiền, nhưng sau đó trẻ tập dần và sẽ biết chi tiêu hợp lý. Hạn chế cho thêm nếu trẻ chi tiêu quá mức vào những mục đích không thỏa đáng.
Dạy trẻ tiết kiệm tiền để tự chi tiêu mà không cần xin ba mẹ
Để trẻ hiểu giá trị đồng tiền, không phân biệt nhiều hay ít
Để trẻ hiểu giá trị của đồng tiền, trẻ phải hiểu giá trị của lao động. Bởi lao động mới tạo ra tiền bạc và tăng giá trị cho bản thân con người. Do đó, ngay từ sớm hãy để trẻ tham gia lao động phù hợp với sức khỏe, đầu tiên là “lao động tự phục vụ”. Ba mẹ có thể động viên trẻ bằng cách “trả thêm” khi con làm việc khác để con có tiền tích lũy.
Số tiền được trả sẽ không nhiều nhưng đó là công sức lao động của trẻ nên chúng sẽ vô cùng trân trọng. Ba mẹ có thể hứa giúp trẻ thực hiện những nguyện vọng cần sử dụng đến tiền để thúc đẩy trẻ hăng say lao động. Lúc ấy tiền nhiều hay ít cũng không quan trọng, quan trọng là trẻ bằng lòng với thành quả lao động của mình.
Khi trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền trẻ sẽ biết trân trọng nó
Giáo dục tài chính cho trẻ em là cả một quá trình, trong quá trình đó, ba mẹ nên làm gương để con noi theo. Cách chi tiêu và quản lý tài chính của ba mẹ sẽ ảnh hưởng không nhỏ, hình thành thói quen tiêu tiền của trẻ sau này.
Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan