Việc rèn luyện ngữ pháp cho trẻ ngay từ nhỏ giúp ích có bé sau này rất nhiều. Chẳng hạn như tránh được tình trạng nói lắp, nói ngọng, nói đớt, nói sai từ ngữ. Vậy có những phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp nào? Hãy đi tìm các phương pháp đó qua bài viết sau.
Mục tiêu của việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của bé. Ngôn ngữ chính là phương tiện để trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về thế giới xung quanh. Nhờ ngôn ngữ mà trẻ nhận biết nhiều hơn về các sự vật hiện tượng trẻ được tiếp xúc trong đời sống hàng ngày.
Qua đó giúp trẻ hình thành và phát triển phong phú các biểu tượng của thế giới xung quanh. Ngôn ngữ còn giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển theo độ tuổi của trẻ. Do đó mà trẻ không chỉ tìm hiểu sự vật trước mắt và còn các sự việc xảy ra ở quá khứ và tương lai.
Những phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
Để dạy trẻ nói đúng ngữ pháp cần một quá trình dài và theo từng giai đoạn phát triển. Vì thế mà không chỉ có ở trường mà ở nhà ba mẹ cần dạy bé cách nói đúng ngữ pháp. Một số phương pháp dạy cho bé cách nói đúng ngữ pháp được thực hiện ở trường ba mẹ có thể tham khảo.
Xây dựng môi trường ngôn ngữ cho trẻ
Để có thể phát triển khả năng nghe và nói của bé nhanh chóng và tích cực cha mẹ cần thường xuyên cho bé nghe và nói. Ba mẹ và giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ. Đồng thời khuyến khích trẻ nói nhiều hơn mỗi ngày. Khi thấy trẻ khó khăn trong cách nói hoặc tâm lý ngập ngừng nhút nhát cần khích lệ và động viên, hỗ trợ trẻ trò chuyện.
Tạo môi trường ngôn ngữ cho bé thông qua các hoạt động học tập
Để tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ không chỉ giữa cô và trò, ba mẹ và con mà còn có mọi người xung quanh. Khi giao tiếp với trẻ cần nói với giọng điệu dịu dàng, êm ái , dễ nghe và tình cảm. Qua đó trẻ sẽ thấy tự tin và hứng thú giao tiếp hơn. Có thể giao lưu với trẻ qua các hoạt động đưa đón bé mỗi ngày. Tạo cơ hội cho bé nghe các âm thanh, tiếng chim hót, ….. nhằm mục đích kích thích thính giác và các giác quan khác. Tổ chức các hoạt động kết hợp lời nói qua trò chơi, đóng kịch, đọc thơ,…
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt
Tổ chức các tiết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng tạo nên hứng thú giúp trẻ học tốt hơn. Ví dụ giáo viên khi vào tiết học cho bé cần tạo sự chú ý cho trẻ hứng thú. Tổ chức hoạt động đa dạng trọng tâm. Chẳng hạn như việc tổ chức kể chuyện, đóng kịch, giáo viên cần hướng dẫn lối kể chuyện sáng tạo, cách sử dụng trang phục, đồ dùng hợp nội dung kể chuyện.
Tạo môi trường học tập nhẹ nhàng, truyền cảm hứng giao tiếp cho trẻ
Tạo môi trường chữ viết
Tạo môi trường chữ viết phong phú ở trường và lớp, theo nhóm là biện pháp phát triển ngôn ngữ cho bé. Cách tạo nên môi trường chữ viết hiệu quả là giáo viên viết vào giấy sau đó chỉ đồ dùng, các nhóm hoạt động, vật dụng xung quanh lớp để bé tiếp thu.
Tổ chức các trò chơi rèn luyện ngữ pháp cho bé
Ví dụ như góc để sách và thư viện đổi thành “Thư viện của bé”, chủ đề gia đình thành “ Gia đình của bé”, chủ đề thế giới thực vật gọi là” Hoa và Lá”. Khi tạo môi trường chữ viết cần lưu ý:
-
Khuyến khích bé tham gia với giáo viên.
-
Làm cùng với trẻ cần hướng dẫn tỉ mỉ và cụ thể.
-
Cần thường xuyên đọc với trẻ các từ vựng bất cứ lúc nào có thể.
Tạo hứng thú cho trẻ với đồ dùng trực quan và trò chơi
Hình thức này cơ bản nhất giúp trẻ làm quen với văn học. Bởi các tác phẩm văn học trong chương trình học có nội dung và chủ đề quen thuộc cho trẻ làm quen. Giáo viên nên thực hiện nhiều hình thức khác nhau gây hứng thú để bé nhanh chóng phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn. Giáo viên có thể dùng tới:
-
Đồ dùng trực quan như tranh ảnh, trang phục, sân khấu, rối que, băng đài,…
-
Sử dụng trò chơi: Hình thức này giúp kích thích tư duy, phát triển ngôn ngữ, năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ.
Cho trẻ kể lại truyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp bằng cách kể chuyện giúp trẻ tái hiện sự việc mạch lạc hơn. Trẻ dùng nội dung và hình thức ngôn ngữ để thể hiện câu chuyện.
Giáo viên không cần yêu cầu trẻ học thuộc lòng câu chuyện mà hãy để trẻ nghe hiểu và kể theo ngôn ngữ của chính mình. Trẻ truyền đạt nội dung câu chuyện tự do và thoải mái nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung cốt truyện.
Thông qua các hoạt động khác trong lớp
Giáo viên nên tổ chức các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc.
-
Đối với hoạt động ngoài trời cần dạy trẻ kể về các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống, những điều trẻ biết, tưởng tượng,… Từ đó giúp trẻ chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp các sự kiện theo trình tự nhất định.
-
Hoạt động góc: Thông qua hoạt động góc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh
Nhà trường cần làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết được và phối hợp với giáo viên rèn thêm cho bé ở nhà. Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu như vải vụn, giấy, sách, lọ nhựa, quần áo cũ,…
Trao đổi và gắn kết phụ huynh cố gắng dành thời gian tâm sự, lắng nghe và trò chuyện với bé. Cố gắng phát âm đúng để trẻ bắt chước. Tuyên truyền giáo dục trẻ phát âm chuẩn qua câu thơ, truyện, sách báo, bài bát,…
Các phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp đều chia sẻ qua bài viết trên. Mong rằng những kiến thức trên giúp ích cho bạn trong việc giáo dục trẻ.
Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan