Trò chơi cho bé

Giúp trẻ luyện nói với 10 trò chơi luyện phát âm cho trẻ hay nhất

16/06/2021

Các trò chơi luyện phát âm cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện khả năng giao tiếp của mình. Bên cạnh đó, các trò chơi này đem lại những giờ phút thú vị cho trẻ, do đó, ba mẹ đừng quên cùng bé chơi các trò luyện nói ngay sau đây mỗi khi rảnh rỗi.

Tác dụng của các trò chơi luyện phát âm cho trẻ

Các trò chơi luyện phát âm cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi các trò chơi luyện phát âm cho trẻ mang lại nhiều tác dụng đặc biệt như:

Giúp trẻ phát âm tốt hơn

Nhiều ba mẹ vẫn thường nghĩ học ngôn ngữ chỉ cần bắt đầu từ cấp 1 thôi. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, với trẻ ở độ tuổi mầm non, việc phát âm tốt thì lên các cấp khác trẻ sẽ đọc, viết, học tốt trong mọi lĩnh vực.

Ngược lại, những trẻ sau đấy mới bắt đầu học sẽ thường bị ngọng, phát âm sai câu từ, âm vần dẫn đến trẻ bị tự ti, mặc cảm, xấu hổ với các bạn. Mà lứa tuổi phổ thông lưỡi của trẻ đã rất cứng, việc luyện phát âm sẽ cực khó.

Phát triển khả năng giao tiếp của trẻ

Các trò chơi luyện phát âm cho trẻ đồng thời sẽ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ. Trẻ sẽ linh hoạt hơn trong cách dùng từ, trong việc trao đổi với bố mẹ, từ đó hình thành các thói quen giao tiếp tốt như lễ phép, lịch sự… Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng của trẻ, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng rất lớn tới trẻ trong tương lai như trong học tập, công việc, cuộc sống thường ngày.

Tổng hợp 10 trò chơi luyện phát âm cho trẻ hay nhất

Ngoài học chữ thì ở lứa tuổi mầm non ba mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi luyện phát âm cho trẻ. Trẻ sẽ cực thích thú ngay từ nhỏ. Dưới đây là một số trò chơi siêu quen thuộc và dễ thực hiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ siêu tốt mà ba mẹ có thể tham khảo.

1. Trò chơi “ngửi hoa”

  • Chuẩn bị: Địa điểm ba mẹ chơi cùng trẻ ngoài sân nơi có nhiều hoa, điều kiện thời tiết tốt hoặc cho trẻ chơi trong phòng học thoáng mát. Đồ dùng: Ba mẹ chuẩn bị một lọ hoa, một lẵng hoa để trên bàn

  • Luật chơi: Ba mẹ làm mẫu 1 lần sau đó trẻ tự làm theo hiệu lệnh của ba mẹ

  • Cách chơi: Ba mẹ cho trẻ đứng cạnh hoa. Ba mẹ nói với trẻ “Ba mẹ và con hãy cùng làm động tác ngửi hoa nhé!”. Con hãy hít thật dài sau đó thở ra. Khi thở ra ba mẹ nói khẽ: “Thơm quá!”. Ba mẹ có thể cho trẻ chơi 5 – 6 lần.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi “ngửi hoa” là một trong những trò chơi luyện phát âm cho trẻ, giúp trẻ biết cách lấy hơi, thở dài, giúp trẻ hiểu được tác dụng của thính giác.

2. Trò chơi “Thổi bóng bay”

  • Chuẩn bị: Nhiều quả bóng bay, đặt trên bàn.

  • Cách chơi: Ba mẹ chơi cùng con. Đặt những quả bóng bay ở trên bàn, ba mẹ hướng dẫn trẻ hít thở thật dài sau đó thổi ra từ từ để cho quả bóng lăn ra xa, sau đó tiếp tục làm như vậy cho đến hết 5 hơi thở xem bóng trẻ lăn được bao xa.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi “thổi bóng bay” giúp cho trẻ biết cách lấy hơi, thở dài.

3. Trò chơi “ Thổi cốc nước nóng”

  • Chuẩn bị: Ba mẹ cần chuẩn bị 1 cốc nước ấm ấm.

  • Cách chơi: Ba mẹ kể một tình huống phù hợp trẻ tưởng tượng là đang cầm cốc nước nóng, phải thổi rồi mới uống được. Ba mẹ sẽ ra hiệu cho trẻ thở từng hơi dài. Sau khi nước nguội, trẻ uống nước (hít vào) rồi “hà” một cái như vừa uống xong.

  • Tác dụng của trò chơi: Đây là một trong những trò chơi luyện phát âm cho trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng điều khiển hơi thở và rèn luyện cơ môi cho trẻ. 

trò chơi thổi cốc nước nóng - trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

4. Trò chơi “Chú lưỡi vui tính”

  • Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị các lời thoại của trò chơi này.

  • Cách chơi: Ba mẹ nói với trẻ “Hôm nay, ba mẹ sẽ giới thiệu với con một người bạn mới. Người bạn mà ai cũng có. Con có biết là ai không? Đó là chú lưỡi vui tính. Con hãy cho ba mẹ xem bạn lưỡi vui tính của con nào!”. Trẻ thè lưỡi ra cho ba mẹ xem. Ba mẹ nói chuyện với lưỡi để trẻ thích thú: “Chào các bạn lưỡi vui tính. Chú lưỡi vui tính biết hát rất nhiều bài hát. Chú lưỡi vui tính muốn dạy các con hát, các con có thích không?”. Sau đó ba mẹ sẽ đợi phản hồi của trẻ. Nếu trẻ nói thích. Ba mẹ hỏi tiếp: “Hôm nay chú lưỡi vui tính sẽ dạy các con bài hát”, ví dụ: n…n…n  ( ba mẹ phát âm mẫu trước cho con). “Nào con hãy cùng mẹ hát bài này chú Lưỡi vui tính nhé!”. Trẻ: n…n…n. Sau khi thấy trẻ đã phát âm thành thạo, mẹ luyện cho bé các âm nâng cao hơn  như no-no, na-na,…

  • Tác dụng của trò chơi: Đây là trò ba mẹ áp dụng khá nhiều để luyện phát âm đúng và luyện nghe âm “l”, “n”.

Trò chơi chú lưỡi vui tính - trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

5. Trò chơi “Chi chi chành chành”

  • Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị lời của bài đồng dao: “Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa đứt cương – Ba vương ngũ đế – Cấp kế đi tìm ù à – ù ập!”.

  • Cách chơi: Người quản trò (ba hoặc mẹ) xòe tay trái của mình ra, đồng thời dùng ngón trỏ tay phải chấm vào lòng bàn tay trái. Ba mẹ hướng dẫn bé thực hiện các động tác này để bé quen với trò chơi. Sau đó bắt đầu trò chơi, ba mẹ cùng đọc bài đồng dao và hướng dẫn bé đọc theo, vừa đọc vừa chấm vào lòng bàn tay trái của người quản trò. Khi hết bài đồng dao, người quản trò nắm thật nhanh bàn tay trái lại. Những người còn lại rút ngón tay ra thật nhanh để không bị túm.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi này giúp trẻ luyện phát âm các từ láy, đồng thời giúp trẻ có thể kết hợp giữa hành động chi chi và lời nói (đọc bài đồng dao).

trò chơi chi chi chành chành - trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

6. Trò chơi dân gian ” Lộn cầu vồng”

  • Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị lời đồng dao của trò chơi “lộn cầu vồng”. Lời như sau: Lộn cầu vồng – Nước trong nước chảy – Có cô mười bảy – Có chị mười ba – Hai chị em ta – Ra lộn cầu vồng.

  • Cách chơi: Bé và bạn hoặc anh chị bé đứng đối mặt nhau, cầm tay nhau rồi vừa đọc bài đồng dao vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Khi đọc đến tiếng cuối cùng, cả hai trẻ cùng chui qua tay nhau về một phía, quay lưng vào nhau, cầm tay nhau hạ xuống dưới, tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay để trở về tư thế ban đầu.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi giúp trẻ luyện phát âm đúng các âm vị khó trong câu. Phát âm đúng thanh điệu trong các từ. Rèn luyện cho trẻ sự nhịp nhàng trong vận động, cảm nhận tính nhạc của bài đồng dao.

trò chơi dân gian lộn cầu vồng - trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

7. Trò chơi dân gian ” Kéo cưa lừa xẻ”

  • Chuẩn bị: Ba mẹ chuẩn bị lời đồng dao của trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Lời bài đồng dao như sau: Kéo cưa lừa xẻ – Ông thợ nào khỏe – Về ăn cơm vua – Ông thợ nào thua – Về bú tí mẹ”, “Kéo cưa lừa kít – Làm ít ăn nhiều – Nằm đâu ngủ đấy – Nó lấy mất cưa – Lấy gì mà kéo”.

  • Cách chơi:  Ba mẹ và trẻ ngồi đối diện nhau, hai bàn chân chạm vào nhau, nắm tay nhau, vừa đọc vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao. Khi trẻ đọc tiếng ” kéo” thì ba mẹ kéo trẻ về phía ba mẹ và ngược lại.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi này giúp luyện cho trẻ phát âm một số âm khó trong từ và trong câu. Cho trẻ làm quen với trò chơi dân gian, thuộc bài đồng dao, luyện ngữ điệu trong câu, luyện thanh điệu.

Trò chơi dân gian kéo cưa lừa xẻ - trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

8. Trò chơi Xúc xắc kì diệu

  • Chuẩn bị: Ba mẹ cần chuẩn bị một bộ xúc xắc.

  • Luật chơi: Khi xúc xắc dừng lại trẻ mới được gọi tên chữ cái

  • Cách chơi: Ba mẹ gieo xúc ở trước mặt trẻ để trẻ quan sát được. Trên các mặt của quân xúc xắc có các chữ cái mà bé đã được học. Ba mẹ sẽ tung quân xúc xắc lên và khi xúc xắc rơi xuống sàn, trẻ sẽ nhìn xem mặt phía trên là chữ cái nào và cùng đọc to chữ cái đó. Ba mẹ cho trẻ chơi nhiều lần. ( Ba mẹ cho trẻ tự lên lăn xúc xắc và phát âm).

  • Tác dụng của trò chơi: Đây là một trong những trò chơi luyện phát âm cho trẻ, giúp trẻ vừa nhanh biết chữ, vừa phát âm chuẩn, tránh bị ngọng.

9. Trò chơi chiếc túi kì diệu

  • Chuẩn bị: Ba mẹ cần chuẩn bị 6 cái túi trên mỗi túi có các chữ cái chữ g, chữ h, chữ l, chữ i…Các thẻ hình các phương tiện giao thông trên đó có các chữ ví dụ hình tàu hỏa trên đó có chữ tàu hỏa…

  • Cách chơi: Trẻ sẽ nhìn các thẻ hình và phân tích chữ cái có trên thẻ hình sau đó mang thẻ hình đó bỏ vào trong các túi có chữ tương ứng.

  • Tác dụng: Đây không chỉ là trò chơi luyện phát âm cho trẻ mà còn giúp trẻ nhanh biết chữ hơn.

10. Trò chơi Hãy chọn tôi đi?

  • Chuẩn bị: Ba mẹ sẽ chuẩn bị rổ thẻ chữ cái.

  • Cách chơi: Trên tay trẻ có rổ thẻ chữ cái, ba mẹ sẽ nói tên các chữ cái hoặc cấu tạo các chữ cái. Sau đó ba mẹ yêu cầu trẻ tìm nhanh các chữ cái trong rổ giơ lên và đọc chữ cái đó. Ba mẹ tổ chức cho trẻ chơi như sau: “Hãy chọn tôi đi tôi là chữ a. Hãy chọn tôi đi tôi là chữ ă. Hãy chọn tôi đi tôi là chữ â. Hãy chọn tôi đi tôi là chữ e. Hãy chọn tôi đi tôi là chữ ê. Hãy chọn tôi đi tôi là chữ có nét ngang và nét cong tròn hở phải. Đó là chữ gì? Hãy chọn tôi đi tôi là chữ có nét ngang, nét cong tròn hở phải và chiếc mũ trên đầu.”Ba mẹ động viên khi con trả lời đúng bằng vỗ tay và khen bé để con thích thú.

  • Tác dụng của trò chơi: Trò chơi giúp trẻ luyện phát âm, tập đọc và nhận diện chữ cái.

Trên đây là một số trò chơi luyện phát âm cho trẻ hữu ích mà ba mẹ có thể tham khảo và cùng chơi với các bé yêu của mình. 

Tại TGB Preschool luôn nỗ lực hết mình cùng phụ huynh đóng góp cho hành trình phát triển của bé với mong muốn trẻ có một môi trường phát triển, hoàn thiện cả thể lực và trí lực. 

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!