Tin tức khác

Tìm hiểu các giai đoạn khủng hoảng của trẻ và cách khắc phục hiệu quả

03/01/2024

Wonder weeks là giai đoạn khủng hoảng của trẻ, thể hiện các bước phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và cả tâm sinh lý. Bé lúc này sẽ có những thay đổi nhất định, hiểu và làm được nhiều điều mới mẻ. Tuy nhiên, do bé chưa thể thích nghi được khi đến các giai đoạn này dẫn tới “khó ở”, dễ quấy khóc hơn bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh theo dõi lịch tuần khủng hoảng của trẻ để chủ động đối mặt với mọi thử thách.

1. Các giai đoạn khủng hoảng của trẻ

  • Tuần thứ 5

Đây là giai đoạn khủng hoảng đầu tiên, bé bắt đầu có sự phát triển về các giác quan, thay đổi trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và phản ứng với thế giới xung quanh. Một số dấu hiệu và thay đổi trong tuần này có thể bao gồm:

  • Trẻ trở nên khó chịu, không ngủ ngon và quấy khóc nhiều hơn bình thường, chán ăn.
  • Chăm chú và muốn chạm tay vào đồ vật, đồ chơi. 
  • Trẻ biết cười và nhạy cảm với mùi hương, âm thanh, ánh sáng.

Trong tuần này, mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng cách tạo ra một môi trường yên tĩnh, thoáng đãng và an lành. Ngoài ra có thể cho bé ra ngoài vui chơi, massage cơ thể bé.

  • Tuần thứ 8

Ở tuần thứ 8 Wonder Week, biểu hiện của trẻ dần rõ rệt:

  • Trẻ quan tâm và tìm hiểu các đồ chơi và vật phẩm xung quanh.
  • Trẻ có khả năng phát ra những âm thanh nhỏ, gầm gừ.
  • Trẻ có khả năng quay đầu về phía âm thanh, nhìn theo nguồn tiếng ồn.
  • Trẻ có thể khám phá và quan sát các bộ phận trên cơ thể, chẳng hạn như tay, chân, ngón tay.

Phụ huynh nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh, chơi đùa cùng bé và thể hiện tình yêu thương với con nhiều hơn.

Bé linh hoạt hơn khi nhận biết âm thanh trong tuần thứ 8 giai đoạn khủng hoảng
Bé linh hoạt hơn khi nhận biết âm thanh trong tuần thứ 8 giai đoạn khủng hoảng

Tuần thứ 12

Tuần thứ 12 là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến lớn đầu tiên trong cuộc đời của các bé, cụ thể:

  • Trẻ có thể phát triển kỹ năng lẫy, lật sấp, ngóc đầu và cười nhiều hơn.
  • Trẻ có thể thể hiện sự quan tâm đến các âm thanh có tần số khác nhau và thích lắng nghe những âm thanh mới.
  • Trẻ có thể thức khuya hơn và bỏ bữa ăn.

Để khắc phục tuần Wonder Week này, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Tạo điều kiện cho trẻ ngủ sớm hơn bình thường từ 30 – 45 phút để giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn.
  • Giảm bớt một giấc ngủ ngày để tạo điều kiện cho trẻ ngủ dễ dàng hơn vào buổi tối.
  • Mẹ không nên ép bé ăn mà hãy cung cấp cho bé nhiều món ăn khác nhau để bé có cơ hội khám phá và tò mò với thực phẩm.

Tuần thứ 19

Trong tuần thứ 19 của tuần khủng hoảng trong Wonder Week:

  • Bé thích đưa tay lên miệng để mút hoặc cầm nắm các vật. Đây là một cử chỉ tự nhiên của bé trong quá trình khám phá thế giới xung quanh.
  • Bé có khả năng đẩy núm ti ra khỏi miệng khi đã no. Điều này cho thấy bé đã phát triển khả năng điều khiển bàn tay và cử động miệng.
  • Bé nhìn theo ba mẹ, quan sát và theo dõi hành động của ba mẹ. Bé phát triển khả năng tương tác xã hội và gắn kết với người thân.

Tuần thứ 26

  • Bé bắt đầu thể hiện cảm xúc mãnh liệt, có thể hét lớn và cười to. Đây là một cách bé thể hiện sự vui mừng hoặc sự không hài lòng.
  • Bé có khả năng ngồi dậy và nhổm người, giữ thăng bằng và tăng sự ổn định của cơ thể.
  • Bé xác định được khoảng cách xa gần. Bé có thể nhìn và nhận biết sự khác nhau về khoảng cách giữa các đối tượng trong môi trường xung quanh.

Tuần thứ 37

  • Bé giai đoạn này đã hiểu được một số từ đơn giản, ngắn gọn.
  • Bé có thể quan sát và nhận ra các biểu cảm trên khuôn mặt, cử chỉ của người khác và cố gắng bắt chước lại chúng.
  • Bé tò mò về các sinh vật xung quanh, bao gồm cả con người và động vật.
  • Bé thích chơi trò đung đưa theo điệu nhạc vui nhộn hay khi xem quảng cáo.

Trong tuần này, các bậc phụ huynh hãy tạo điều kiện cho bé tiếp tục khám phá và học hỏi thông qua ngôn ngữ và tương tác xã hội. Sử dụng từ ngữ đơn giản và cử chỉ rõ ràng để giao tiếp với bé. Để bé tiếp xúc nhiều hơn với các thành viên khác trong gia đình, cho bé nghe nhạc hay chơi những đồ chơi thông minh.

Tuần thứ 46

  • Bé bập bẹ nói những từ đơn giản, hiểu và trả lời câu hỏi ngắn.
  • Bé biết sử dụng ngón tay hoặc cử chỉ để chỉ vào đồ vật mà muốn hoặc quan tâm.
  • Bé thấy thích thú khi xếp chồng hình khối và sắp xếp các đồ vật theo các cách khác nhau.

Tuần thứ 55

  • Bé dùng tay hoặc cơ thể để vịn và duy trì thăng bằng khi đứng gần các vật thể như thành giường hoặc tường.
  • Bé cầm đồ vật và đưa nó ra xa.
  • Bé tự mặc và cởi quần áo.
  • Bé hứng thú với bộ môn vẽ.

Tuần thứ 64

  • Biết pha trò, nịnh và nũng nịu bố mẹ.
  • Bắt chước nhiều hơn biểu cảm và hành động của người lớn.

Tuần thứ 75

  • Bé giữ thăng bằng tốt hơn, đứng vững và có thể chạy nhảy nô đùa.
  • Tâm lý của bé phát triển, thể hiện nhiều mặt cảm xúc và có sự đồng cảm hơn.
  • Bé thay đổi hành vi phù hợp với hoàn cảnh.
  • Khả năng ngôn ngữ của bé dần hoàn thiện, nói sõi và nói nhiều hơn.
Trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ ngày càng tốt theo từng giai đoạn
Trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ ngày càng tốt theo từng giai đoạn

2. Lưu ý phụ huynh cần biết để cùng bé vượt qua các giai đoạn khủng hoảng

  • Dự đoán và theo dõi giai đoạn khủng hoảng của trẻ

Các giai đoạn khủng hoảng của trẻ không hoàn toàn giống nhau. Có bé đến sớm, có bé đến muộn hoặc đúng theo những mốc thời gian trên. Vì thế, để xác định bé có đang rơi vào tuần khủng hoảng không bố mẹ cần dựa vào các biểu hiện hoặc quan sát những kỹ năng của trẻ như: tập bò, tập đứng, trẻ quấy khóc đêm, biếng ăn, tâm trạng thất thường,…

Thông thường, tuần khủng hoảng sẽ được tính theo ngày dự sinh của bé. Các bé sinh non thì bố mẹ nên tính theo ngày sinh dự kiến chứ không tính theo ngày sinh bé.

  • Mẹ cần thấu hiểu và trấn an bé

Bé trong giai đoạn này sẽ có nhiều thay đổi về tâm lý, đeo bám bố mẹ liên tục. Phụ huynh cần thấu hiểu, quan tâm; ôm ấp và trấn an để bé cảm thấy dễ chịu trở lại. Cho bé biết rằng con vẫn ổn và bố mẹ luôn bên cạnh.

  • Không ép bé ăn

Khi bước vào giai đoạn khủng hoảng bé có cảm giác chán ăn nên phụ huynh hãy để bé ăn thoải mái, đừng ép trẻ ăn hoặc bú sữa. Bố mẹ cần căn chỉnh thực đơn phù hợp, đảm bảo đủ 4 nhóm chất (protein, tinh bột, chất béo, vitamin và chất khoáng), đồng thời tránh các thực phẩm khó tiêu. Bởi các vấn đề về tiêu hóa cũng chính là 1 trong những tác nhân khiến trẻ càng thêm khó chịu, quấy khóc và trải qua tuần khủng hoảng dài hơn.

Kiên nhẫn với trẻ và cùng con vượt qua những giai đoạn nhạy cảm này
Kiên nhẫn với trẻ và cùng con vượt qua những giai đoạn nhạy cảm này

Trên đây là toàn bộ thông tin về giai đoạn khủng hoảng của trẻ. Bố mẹ nên tham khảo để chuẩn bị tâm lý đón nhận thay đổi của con và có giải pháp chăm sóc phù hợp. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần và não bộ sau này.

Để được tư vấn và nhận ưu đãi về các lớp học cho bé tại Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB, phụ huynh có thể truy cập website thegoldbeehive.edu.vn hoặc liên hệ ngay cho tới số hotline 1900 23 23 09 nhé!

Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM:

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!