Mách Típ Hay

[BẬT MÍ] 5 phương pháp dạy trẻ lì lợm ba mẹ cần biết

28/06/2021

Giáo dục trẻ ở độ tuổi còn nhỏ là vấn đề khó khăn đối với ba mẹ bởi lẽ trong giai đoạn này các bé chưa thể điều khiển cảm xúc của bản thân, luôn làm theo ý thích của mình. Nếu không dạy bé đúng cách sẽ sinh ra thói quen xấu ở trẻ là việc bé dễ phật ý, tỏ thái độ chống đối, lì lợm… Do đó, ba mẹ cần tìm hiểu những phương pháp dạy trẻ lì lợm để cải thiện tình trạng đó ở trẻ.

Phương pháp dạy trẻ lì lợm giúp ba mẹ cải thiện hoàn toàn những tật xấu ở trẻ.

Phương pháp dạy trẻ lì lợm giúp ba mẹ cải thiện hoàn toàn những tật xấu ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang có biểu hiện lì lợm

Trẻ con cũng giống như người lớn, chúng luôn muốn có sự độc lập và khoảng không gian riêng để mình được to do khám phá và làm điều mình thích. Nhưng đôi khi ba mẹ lại không nhận ra được điều đó và nghĩ rằng con mình có những dấu hiệu của sự lì lợm, không nghe lời. Vậy để áp dụng các phương pháp dạy trẻ lì lợm đúng cách, ba mẹ cần phải nắm bắt được rõ ràng những dấu hiệu cho thấy trẻ đang có biểu hiện lì lợm.

  • Khi các yêu cầu của bé không được đáp ứng, bé sẽ lập tức giận dữ, nổi nóng, thậm chí có những hành động cục cằn, thô lỗ với ba mẹ… 

  • Bé không nghe lời người lớn nếu điều đó không đúng với mong muốn, yêu cầu của bé và luôn đòi hỏi ba mẹ đáp ứng theo mọi yêu cầu của mình

  • Ngoài ra, nếu bé có những dấu hiệu này cho thấy bé đang có thiên hướng phát triển tâm lý lì lợm, bướng bỉnh như: không thích hoặc không biết cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè và anh chị em khác; khi nhận được đồ mới không tỏ ra vui vẻ hay thích thú; không nói “cảm ơn” khi nhận được đồ chơi hay món quà từ người lớn;không biết nói lời “xin lỗi” khi làm sai điều gì đó … Tất cả những biểu hiện này sẽ hình thành nhiều cảm xúc tiêu cực và tính cách xấu của bé sau này.

Khi không được đáp ứng, trẻ lì lợm sẽ lập tức giận dữ, nổi nóng, thậm chí có những hành động cục cằn, thô lỗ.

Khi không được đáp ứng, trẻ lì lợm sẽ lập tức giận dữ, nổi nóng, thậm chí có những hành động cục cằn, thô lỗ. 

Phương pháp dạy trẻ lì lợm đem lại hiệu quả cao

Với những dấu hiệu trên, hầu hết ba mẹ sẽ nhận ra nhiều điểm cho thấy con mình đang bắt đầu hoặc có những biểu hiện của trẻ lì lợm. Nếu dạy bé sai cách chỉ khiến bé ngày càng trở nên cứng đầu và ngang ngược hơn. Dưới đây là những phương pháp dạy trẻ lì lợm hiệu quả nhất để ba mẹ tham khảo trong quá trình nuôi dạy con.

Ba mẹ trở thành những người bạn của con

Đây là phương pháp dạy trẻ lì lợm đòi hỏi tính kiên nhẫn và lắng nghe của ba mẹ. Chơi cùng với con là một điều đơn giản nhưng để trở thành người bạn của bé thì cần rất nhiều sự đầu tư từ ba mẹ.  

Dạy dỗ những trẻ bướng bỉnh, lì lợm là việc uốn nắn hàng ngày cho bé của ba mẹ. Mỗi ngày, ba mẹ chỉ cần dành ra một chút thời gian để chơi và nói chuyện cùng con, hỏi con về những việc hôm nay con trải qua như thế nào, lắng nghe những quan điểm, ý kiến từ bé về vấn đề gì đó… Điều quan trọng là ba mẹ tạo dựng mối liên hệ thân thiết với bé, để bé dễ dàng mở lòng và chia sẻ suy nghĩ của mình. 

Khi trẻ mắc lỗi hay không nghe lời, thay vì quát mắng bé, ba mẹ hãy kiềm chế cơn nóng giận mà đặt mình vào vị trí của con, trò chuyện cùng con, hỏi bé một số câu hỏi như: “Con đang gặp chuyện gì?”, “Bây giờ con muốn như thế nào?”… Khi ba mẹ thấu hiểu bé thì mọi vấn đề mà bé gặp phải sẽ được giải quyết tốt nhất và là điều kiện cốt lõi để uốn nắn hình thành tính cách tốt của bé.

Ba mẹ thấu hiểu bé là điều kiện cốt lõi để uốn nắn hình thành tính cách tốt của bé.

Ba mẹ thấu hiểu bé là điều kiện cốt lõi để uốn nắn hình thành tính cách tốt của bé.

Tuyệt đối không đánh đòn, quát mắng bé

Trong quá trình nuôi dạy con chắc hẳn có rất nhiều ba mẹ không kìm chế được cơn nóng giận của mình mà có những hành vi như quát mắng thậm chí là đánh bé. Tuy nhiên ba mẹ đâu biết rằng, với những bé lì lợm thì những hành vi trên không những không khiến bé sợ, mà chỉ làm bé “chai sạn” hơn, ngày càng tỏ ra cứng đầu, khó bảo hơn.

Vì vậy, ba mẹ nên kiên nhẫn và dành nhiều thời gian, chịu khó lắng nghe trẻ để hiểu được bé mong muốn gì bởi rất nhiều bé ương bướng, lì lợm, không vâng lời cũng chỉ là muốn thu hút sự chú ý của ba mẹ mình.

Tạo cơ hội cho bé được kết nối với bạn bè

Khác với việc ba mẹ làm bạn với con, phương pháp dạy trẻ lì lợm này hướng dẫn ba mẹ hướng bé đến với môi trường bên ngoài, để bé được giao lưu kết bạn, được học hỏi nhiều điều từ những người bạn xung quanh mình. 

Việc tạo cơ hội cho bé kết nối với bạn bè sẽ giúp bé được mở lòng, trở nên hoạt bát và tích cực hơn. Bên cạnh đó hạn chế các cảm xúc tiêu cực, bé biết kiên nhẫn lắng nghe bố mẹ,  học cách bình tĩnh từ nhỏ để tiếp xúc với mọi người xung quanh…

Bé được giao lưu, vui chơi với bạn bè sẽ giúp bé được mở lòng, trở nên hoạt bát và tích cực hơn

Bé được giao lưu, vui chơi với bạn bè sẽ giúp bé được mở lòng, trở nên hoạt bát và tích cực hơn

Cho trẻ tham gia các trò chơi rèn luyện cảm xúc và trí tuệ

Ngoài việc để bé vui chơi với bạn bè, ba mẹ cũng nên cho bé tiếp xúc với đồ chơi thực tế là một phương pháp dạy trẻ lì lợm hiệu quả. Ba mẹ khuyến khích con chơi các món đồ kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo và rèn tư duy logic và trí thông minh như: trò chơi đồ hàng nấu ăn, gia đình búp bê, lắp ghép mô hình… 

Nếu có nhiều thời gian, ba mẹ hãy cùng con chơi các trò chơi phát triển cảm xúc như đóng kịch và nhập vai các nhân vật khác nhau để bé học hỏi về sự đa dạng của cảm xúc.

Tạo môi trường sống tích cực, vui vẻ

Trong gia đình, việc ba mẹ tạo dựng môi trường sống tích cực, vui vẻ đóng vai trò quan trọng bởi lẽ một gia đình mà ba mẹ và các con chung sống hạnh phúc, hòa thuận, không có những tiếng mắng mỏ con cái, hay sự to tiếng qua lại giữa ba mẹ,… sẽ giúp bé phát triển tính cách điềm đạm, nhu mì, cư xử có chừng mực. Chính vì vậy ba mẹ hãy là những tấm gương tốt cho con học tập và noi theo.

Tạo dựng môi trường gia đình tích cực, vui vẻ giúp phát huy năng lượng tích cực của bé.

Tạo dựng môi trường gia đình tích cực, vui vẻ giúp phát huy năng lượng tích cực của bé. 

Ở độ tuổi mầm non, các bé đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ về cảm xúc và trí tuệ, do đó, ngoài việc tự tạo dựng môi trường gia đình hạnh phúc, hòa thuận ra, ba mẹ cũng chú ý đến việc xây dựng cho bé không gian chơi và học trong nhà thoáng đãng, đồ dùng sáng tạo khơi gợi phát huy tối đa trí tưởng tượng và khả năng học hỏi của bé. Đây đều là những năng lượng tích cực, giúp bé kiềm chế và dần dần cải thiện những cảm xúc xấu.

Trên đây là một số phương pháp dạy trẻ lì lợm mà ba mẹ có thể tham khảo. Hi vọng với những phương pháp này, bé sẽ ngoan ngoãn, nghe lời ba mẹ hơn.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!