Kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non là một trong những kỹ năng quan trọng mà ba mẹ cần phải nắm được. Bởi vì trong độ tuổi mầm non, các bé rất thích khám phá những điều mà các bé thấy mới lạ xung quanh mình, luôn cố gắng bắt chước, học theo những gì người lớn làm. Đặc biệt các bé rất nhạy cảm với thái độ của người lớn khi giao tiếp với mình.
Cách giao tiếp của ba mẹ đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của trẻ
1. Yếu tố quan trọng khi giao tiếp với trẻ mầm non
Trẻ em rất tinh tế, do đó kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non rất quan trọng vì mỗi cử chỉ, hành động của người lớn đều được thu giữ lại trong trí nhớ của các bé. Tuy nhiên, do ngôn ngữ của các bé lúc này vẫn chưa hoàn thiện, các bé đôi khi sẽ không biết diễn đạt ý mình như thế nào, thậm chí diễn đạt sai, không hiểu hết ý của người lớn… Vì vậy khi giao tiếp với trẻ mầm non để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao cần nhiều yếu tố quan trọng.
-
Trước hết, ba mẹ nên có cho mình sự kiên nhẫn, khéo léo, linh hoạt, nắm bắt tâm lý của trẻ, nắm bắt ý muốn của trẻ thông qua cử chỉ – lời nói – ánh mắt. Vì các bé trong độ tuổi này giống như một trang giấy trắng, suy nghĩ, hành động và lời nói của các bé rất đơn thuần, vui sẽ cười, buồn sẽ khóc, tức giận sẽ cau có mặt mày…
Thông qua cử chỉ – lời nói – ánh mắt để nắm bắt tâm lý, ý muốn của trẻ
- Từ sự quan sát khéo léo của ba mẹ, ba mẹ có thể phán đoán nhanh được thái độ và ý định của trẻ đối với vấn đề này như thế nào. Để có sự phán đoán nhanh ấy, ba mẹ cần có sự tập trung chú ý đến mọi cử chỉ, hành vi của các bé.
-
Đứng trước thái độ và ý định của các bé, ba mẹ sẽ có những sự chủ động nhất định để đưa ra những đề xuất giao tiếp với trẻ theo mục đích của mình. Có thể là sự kiềm chế hoặc sự kích thích đối với sự hứng thú của các bé.
Ba mẹ sẽ chủ động để đưa ra những đề xuất giao tiếp với trẻ theo mục đích của mình
-
Ba mẹ nên là những tấm gương về nhân cách cho các bé học tập và noi theo. Điều đơn giản và có tác động to lớn đến thái độ, hành động và tư duy của các bé chính là việc ba mẹ cần thống nhất giữa hành động và lời nói của mình.
2. Tổng hợp các kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non
Kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non của ba mẹ đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Do đó, việc giao tiếp với trẻ mầm non cần sự kết hợp của nhiều kỹ năng:
2.1. Kỹ năng quan sát, lắng nghe mọi hành động, cử chỉ, lời nói, ánh mắt của bé
Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng trong nhóm những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, là khởi nguồn cho câu chuyện giao tiếp giữa ba mẹ và các bé. Và ba mẹ là người giao tiếp với các bé mỗi ngày, được các bé tin tưởng để bộc bạch mọi tâm tư, nỗi niềm, tình cảm, mong muốn của mình.
Chính vì vậy, ba mẹ muốn hiểu bé yêu của mình đang muốn gì, nghĩ gì, có thể đáp ứng mong muốn đó của bé hay không thì ba mẹ phải đầu tư cho việc quan sát, lắng nghe bé. Nếu không sẽ vô tình bỏ lỡ những tín hiệu quan trọng mà bé muốn biểu thị cho ba mẹ biết.
Chỉ cần chú ý một chút ba mẹ sẽ không bỏ lỡ tín hiệu thông tin của bé muốn ba mẹ hiểu
2.2. Kỹ năng xác định thời gian và không gian giao tiếp với bé:
Không phải trong mọi không gian, thời gian, hoàn cảnh nào ba mẹ cũng cần phải thực hiện việc giao tiếp với bé. Bởi vì cũng giống như người lớn, bé cũng cần có những khoảng thời gian và không gian riêng tư của mình.
Thời gian và không gian phù hợp sẽ kích thích hiệu quả giao tiếp giữa ba mẹ và bé yêu
Đôi khi ba mẹ có thể thấy bé yêu nhà mình tự nghĩ ra những trò chơi để chơi một mình, hay tự chơi với đồ chơi của mình mà không cần ba mẹ phải chơi cùng. Những lúc đó ba mẹ nên để các bé có khoảng không gian sáng tạo riêng. Nếu ba mẹ thực sự có thời gian và muốn chơi cùng con thì hãy hỏi ý kiến bé xem bé có đồng ý để ba mẹ tham gia vào trò chơi của mình không nhé!
2.3. Kỹ năng xác định vị trí của bản thân trong giao tiếp với bé (mối quan hệ giữa bố, mẹ và bé…)
Ba mẹ đều nắm giữ vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình nuôi dạy bé yêu của mình khôn lớn và trưởng thành. Không ai có thể thay thế ai bởi nếu mất đi một trong hai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, nhận thức và sự phát triển của trẻ. Cũng bởi vì vai trò đặc thù ấy mà vị trí giao tiếp của ba mẹ với bé yêu cũng khác nhau.
Ví dụ: Ba là người đàn ông trong gia đình nên sẽ có thiên hướng mạnh mẽ, dứt khoát trong giao tiếp. Còn mẹ thì sẽ mềm mỏng hơn, có thể là dễ lòng thỏa hiệp với bé yêu hơn…
Ba và mẹ có vị trí và vai trò khác nhau trong quá trình giao tiếp với bé
2.4. Sử dụng phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp với bé (ngôn ngữ lời nói, ngôn ngữ cơ thể)
-
Ngôn ngữ lời nói: Trong kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, lời nói là phương tiện giao tiếp chủ yếu của ba mẹ với các bé. Do đó, ba mẹ phải luôn tích cực thay đổi ngữ điệu và giọng nói sao cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh khi giao tiếp với bé. Và đặc biệt là tránh nói ngọng, nói lắp vì như vậy bé sẽ học theo những lỗi sai về diễn đạt của ba mẹ.
-
Ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…): ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp mà ở đó năng lực biểu cảm sẽ góp phần rất lớn vào hiệu quả giao tiếp. Ví dụ khi ba mẹ tươi cười thường mang lại bầu không khí vui tươi, tạo tâm lý tốt, an toàn cho trẻ. Khi ba mẹ tỏ ra kém vui, nghiêm khắc, thì bầu không khí sẽ trở nên nặng nề, tạo sự xa cách cho trẻ, khiến trẻ không dám gần gũi và thân thiện.
2.5. Sử dụng các phương tiện đồ vật để giao tiếp với bé (đồ chơi, xây dựng góc vui chơi cho bé,…)
Để tăng thêm phần thú vị và hiệu quả của cuộc giao tiếp, ba mẹ có thể sử dụng thêm những phương tiện hỗ trợ khác như: đồ chơi, đọc sách, truyện tranh, thơ… cho bé nghe, thậm chí là tạo cho bé một góc vui chơi riêng để ba mẹ có thể vui chơi, trò chuyện với bé ngay tại chính không gian đó.
Sử dụng những phương tiện khác hỗ trợ giao tiếp là kỹ năng quan trọng của ba mẹ
2.6. Kỹ năng thu hút sự chú ý của bé tham gia vào quá trình giao tiếp
Các bé trong độ tuổi mầm non thường rất hiếu động, không tập trung và hay bị thu hút bởi nhiều yếu tố xung quanh. Do đó, trong kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, ba mẹ nên là người chủ động thu hút sự chú ý của bé bằng cách gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ gọi tên người khác và tự xưng tên trong quá trình giao tiếp, hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể ánh mắt, nét mặt, cử chỉ tay chân…
Ba mẹ chủ động thu hút sự chú ý của bé thông qua các hành động, cử chỉ, ngôn từ…
2.7. Kỹ năng điều khiển, thuyết phục bé trong quá trình giao tiếp
Trong khi trò chuyện, vui chơi với bé, ba mẹ nên là người chủ động dẫn dắt, đưa ra định hướng cho câu chuyện để cuộc giao tiếp đạt được mục đích tốt đẹp nhất. Ba mẹ có thể tiến hành làm mẫu các hành vi giao tiếp và hướng dẫn trẻ làm theo như: tập cho bé nói lời cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt, tập trả lời khi được gọi tên, tập nói lời đồng ý hoặc không đồng ý…
Ba mẹ là người chủ động dẫn dắt, định hướng cuộc giao tiếp để đạt được mục đích tốt đẹp nhất
Bên cạnh đó ba mẹ nên có sự giải thích cho bé những nội dung cơ bản của một vấn đề để thuyết phục bé thực hiện theo. Ví dụ: khi nào thì chúng ta cần cảm ơn, xin lỗi với một ai đó…
2.8. Kỹ năng xử lý những tình huống bất ngờ
Khi giao tiếp với trẻ, không phải lúc nào ba mẹ cũng có thể thuận lợi và suôn sẻ bởi vì sẽ có nhiều lúc phát sinh ra những tình huống ngoài ý muốn. Có thể bé không thích nghe những điều ba mẹ nói, bé có những hành động từ chối như bịt tai lại, lắc đầu, chạy đi chỗ khác… Vậy lúc này ba mẹ nên xử lý thật khôn khéo, có thể đợi bé bình tĩnh lại, nhẹ nhàng đến bên cạnh bé hỏi bé lí do vì sao bé lại làm như vậy, từ đó khuyên răn bé…
Ba mẹ khi xử lý những tình huống bất ngờ cũng nên bình tĩnh, không nên nóng vội hoặc có những hành động thô lỗ với bé. Vì nếu làm như thế sẽ không chỉ làm tổn thương tinh thần bé mà có thể gây ra những tổn thương trên cơ thể của bé…
2.9. Kỹ năng xây dựng và duy trì những nề nếp tốt cho bé
Kỹ năng cuối cùng và cũng là kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non, nó cho thấy hiệu quả việc giao tiếp của ba mẹ với các bé đó chính là kỹ năng xây dựng và duy trì nề nếp tốt cho bé.
Dựa trên những kỹ năng giao tiếp ở trên, ba mẹ đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình khi giao tiếp với bé. Bên cạnh đó cũng đã hiểu hơn những mong muốn, ưu điểm, nhược điểm của bé yêu nhà mình, từ đó có những kế hoạch để duy trì những ưu điểm của bé, định hướng tính cách và sự phát triển của bé yêu trong tương lại.
Trên đây là những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non mà TGB Preschool gửi đến gia đình mình. Hi vọng với các kỹ năng giao tiếp trên, ba mẹ sẽ dễ dàng hiểu được các bé yêu của mình, từ đó chăm sóc và nuôi dạy các bé phát triển tốt nhất.
Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng dạy học theo dự án và dựa trênáp dụng Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể điền form đăng ký cho bé hoặc liên hệ TGB để được tư vấn cụ thể.

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan