Yêu thương dành cho con

Dạy con như người Việt

10/05/2018

Bài viết liên quan:

  Thật ra cách dạy con của người Việt không phải dở, chỉ là vì còn mang nặng tư tưởng ngày trước đã trải qua thời đói nghèo, thời khổ, nên giờ muốn con cháu mình sung sướng hơn, nhưng sướng quá sanh tật thành ra nhiều thứ chưa đúng. Giờ thời gian qua rồi, tiếp cận với thông tin thế giới, người Việt mình đã phải nhìn lại cách dạy trẻ con, đặc biệt là từ 3 đến 7 tuổi, lứa tuổi hình thành tư duy và cảm quan mạnh nhất.

 1_HẠN CHẾ CHO TRẺ TIẾP XÚC VỚI ĐỒ CÔNG NGHỆ SỚM 

  Đừng mừng rỡ, tự hào khoe rằng con mình mới ba tuổi đã biết dùng iPad coi phim hay lên Youtube, thế hệ chúng ta cúi đầu đã đủ, sao còn mừng vì trẻ quen cúi đầu. Mua cho trẻ đồ chơi lắp ghép, xếp hình sáng tạo để trẻ chơi, chọn loại phù hợp với tuổi của trẻ.

 2_TUYỆT ĐỐI TÔN TRỌNG TƯ DUY SÁNG TẠO CỦA TRẺ 

  Trẻ vẽ cái nhà hình tròn, cái cây có màu tím, không được nói trẻ sai, kêu trẻ vẽ lại, thậm chí bỏ luôn những môn vẽ theo hình mẫu cô giáo đưa ở lứa tuổi này. Nếu thấy trẻ vẽ lá cây hình tím, thì hỏi trẻ vì sao con tô lá cây màu tím để nghe trẻ giải thích, nói lên suy nghĩ của mình. Có thời gian hơn, nên dẫn trẻ ra đường, chỉ cho trẻ coi thường thì lá cây ở trong nước màu gì, còn lá màu tím có thể thấy ở đâu. Đừng đánh giá trẻ là sai khi chính bản thân chúng chưa biết thế nào là đúng.

 3_TRẺ ĐÓI TỰ KHẮC ĂN, MỆT TỰ KHẮC NGỦ

  Cần hiểu là chúng ta đang nuôi con, nuôi em nuôi cháu chứ không nuôi heo bán lấy thịt. Một đứa trẻ có cân nặng vừa tầm chiều cao, lanh lẹ, chạy nhảy chơi đùa ở công viên sẽ tốt hơn một đứa béo ú, béo phì, lười vận động, ngồi một chỗ ăn snack và chơi iPad. Đừng ép trẻ ăn, đừng cố gắng đút trẻ ăn từng muỗng, cứ để đến bữa trẻ đói tự khắc đi ăn. Nuôi con khỏe thay vì nuôi con mập.

 4_CHÚNG TA NGANG HÀNG NHAU KHI TRAO NHẬN 

  Khi khen thưởng, tâm tình, trao quà cho trẻ, người lớn không nên đứng từ trên cao đưa xuống hay để trẻ ngước lên, chúng ta nên cúi người, quỳ gối hoặc ngồi xuống ngang hàng trẻ. Điều này tạo được cảm giác gần gũi, cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm và an toàn từ người đối diện hơn.

 5_TRẺ ĐI HỌC CẦN PHẢI ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?

  Nếu phải gởi trẻ đến mẫu giáo, khi đón về, nên hỏi trẻ hôm nay con học có vui không và đã hỏi cô giáo những câu gì, cô trả lời con ra sao, con có đồng ý hay hiểu hết những gì cô nói không… Đừng quan tâm đến chuyện con bao nhiêu điểm, con có được phiếu bé ngoan không… Cũng đừng quan trọng chuyện con có biết đọc biết viết bằng các bạn cùng lớp chưa. Tuổi này chưa cần những thứ đó.

 6_GỢI CHO TRẺ NHIỀU VỀ CẢM XÚC

  Khi trẻ làm sai, khi trẻ gây ồn, khi trẻ quấy phá, đừng nên dùng hình phạt hay những ông kẹ, ông ba bị để hù doạ, răn đe… Hãy dùng cảm xúc của những người trẻ yêu thương nhất để cảm hoá. “Nếu Bin làm vậy, mẹ sẽ buồn lắm… vì mẹ thấy mẹ đã không biết cách nói chuyện cho Bin nghe lời…” “Bin có thấy khi Bin làm vậy, sẽ khiến cho mọi người xung quanh khó chịu và mẹ buồn không?” Nên hình thành cho trẻ thói quen quan tâm và để ý đến cảm xúc của những người xung quanh nhiều hơn.

 7_ĐỨNG DẬY TỪ NƠI BỊ NGÃ

  Trẻ té, cứ để đó, đừng chạy tới ôm ấp dỗ dành, không đổ thừa cái bàn, cái ghế cái sàn làm trẻ té, cơ thể trẻ lúc còn nhỏ có thể chịu được những cú té khi chạy nhảy như vậy, trẻ không quá đau để khóc lóc, nhưng khi người lớn hoảng loạn chạy tới, trẻ sợ hãi và mới bắt đầu khóc. Nên cứ để đó, chờ cho trẻ tự đứng dậy tiếp tục bước đi, hãy đến, hỏi thăm trẻ có đau không, nếu đau thì sau này đi đứng cẩn thận để không té nữa.

 8_TẬP GỌI TÊN CON 

  Không gọi trẻ là mày, nó, thằng này, con kia… nên gọi trẻ là con, hoặc nếu tốt hơn, nên gọi trẻ bằng chính tên của trẻ, “Hôm nay Bin có gì để kể mẹ nghe không? Tín muốn ăn gì, mẹ mua cho…” đây là cách tập cho trẻ phát triển tính định danh, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp về sau.

 9_TÔN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH CỦA TRẺ NHẤT CÓ THỂ 

  Bạn nghĩ sao nếu bạn thích màu xanh da trời mà phụ huynh mua cho bạn cái áo màu hồng và ép bạn mặc đi? Trẻ cũng vậy. Quần áo, thức ăn hay những món đồ chơi thuộc về trẻ, nên dẫn trẻ theo khi mua và hỏi ý kiến của trẻ rằng con thích màu nào, con thích cái nào và sau khi con chọn sẽ không được thay đổi nhé. Đời chúng ta, cũng là những lần lựa chọn, vậy hãy tập cho trẻ có trách nhiệm với lựa chọn của mình ngay khi có thể.

 10_ĐỌC SÁCH CHO CON NGHE 

  Mỗi tối, trước khi đi ngủ, hãy dành chút thời gian đọc cho trẻ nghe một câu chuyện, có thể là cổ tích, có thể là Mít Đặc phiêu lưu ký, có thể là một truyện ngụ ngôn… nhưng thật lòng khuyên bớt đọc truyện cổ tích hay Trạng Quỳnh cho trẻ, đừng dạy trẻ rằng lọc lừa, khôn lỏi là thông minh, hay hình thành tư duy ghét người giàu, gán ghép giàu có với xấu xa cho trẻ.

  Dạy con, là một cuộc chiến, một hành trình, đồng thời cũng là cách chúng ta tự nhìn lại cách sống và dạy chính bản thân mình.

  Đừng nói rằng đi làm bận rộn rồi không có thời gian dành cho con, hay nói rằng đi làm đủ mệt mỏi rồi làm sao còn thời gian dành cho con.

(Theo Nguyễn Ngọc Thạch)

 

 

  Ngày Tết, ba mẹ thường phải lo lắng nhiều thứ nên rất mệt. Nhưng trẻ nhỏ thì “vui như Tết” vì được ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, thăm quê nội, ngoại. Và mong đợi nhất, vui nhất là được nhận tiền lì xì của ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng, người thân đến chúc Tết gia đình.

Làm thế nào để ba mẹ không rơi vào các tình huống khó xử khi bé phản ứng lì xì Tết?

Làm thế nào để bé phàn ứng đúng cách khi nhận được lì xì Tết?

  Nhưng ba mẹ có khi nào rơi vào một số trường hợp khó xử như khi bé xé phong bao lì xì ngay sau khi nhận được, bé quên nói lời cảm ơn hay vô tình nói số tiền bé được lì xì trước mọi người. 

  Để không phải gặp tình huống dở khóc dở cười như thế, 3 cách sau đây sẽ giúp ba mẹ dạy bé hiểu hơn về tục lệ lì xì ngày Tết và cách phản ứng khi nhận lì xì:

Ba mẹ nên chia sẻ trước với con về ý nghĩa của việc lì xì Tết

  Ba mẹ nên cho con biết, tiền lì xì không phải quý ở giá trị giá vật chất nên nhiều hay ít không quan trọng, mà chủ yếu là giá trị tinh thần với lời chúc từ người lớn tuổi mong bé một năm mới khoẻ mạnh, học giỏi, ngoan ngoãn hơn. Vì vậy, bé nên nhận tiền mừng tuổi với thái độ trân trọng và lễ phép nhất. Ngoài lời cảm ơn, bé cũng nên chúc Tết lại người lớn.

Dạy bé nên nhận tiền mừng tuổi với thái độ trân trọng và lễ phép nhất.

Dạy bé nên nhận tiền mừng tuổi với thái độ trân trọng và lễ phép nhất.

  Để tiền lì xì đúng nghĩa là món quà của tình thân gia đình, khi con còn nhỏ, chưa ý thức được về giá trị tiền, ba mẹ không nên nói trước mặt con những câu như “Cô Hai năm nay lì xì ít thế” hay “Ông bà nội cho nhiều hơn ông bà ngoại” khiến bé có sự so sánh người này với người kia và hiểu lầm rằng ai cho nhiều tiền mới thương bé. Và nếu bé cầm lì xì của mình đi lì xì lại cho một em nhỏ hơn thì ba mẹ cũng nên vui vẻ và khuyến khích bé chúc Tết em, bởi  đó là một cách hay để dạy con chia sẻ, yêu thương.

Khi được lì xì, con phải làm sao?

  Nhiều người với suy nghĩ trẻ con thường không biết gì, nên khi trẻ quên có lời cảm ơn tới người thân, bạn bè thì cũng bỏ qua mà không uốn nắn trẻ ngay. Anh Hoàng Hà chia sẻ: “Mỗi lần khách đến chơi nhà ngày Tết có lì xì cho con, tôi luôn thay mặt con cái cảm ơn ông/bà, chú/bác và bảo bé nói theo, hoặc nhắc nhở con mình chúc tết lại người lớn. Tôi nghĩ trẻ con như tấm gương phản chiếu hình ảnh của bố mẹ. Muốn dạy con tốt nhất bố mẹ nên làm gương”.

  Ba mẹ cũng nên chuẩn bị cho bé một chiếc túi đeo xinh xắn để bé cất tiền lì xì vào túi, và nếu được, không nên xé bao lì xì ngay trước mặt khách.

Đừng quên nhắc nhở bé khi bé quên nói lời cảm ơn khi nhận được lì xì Tết.Đừng quên nhắc nhở bé khi bé quên nói lời cảm ơn khi nhận được lì xì Tết.

Con có thể dùng tiền lì xì như thế nào? 

  Để tiền lì xì năm mới của con trẻ có ý nghĩa, thực sự hữu ích, ba mẹ nên hướng dẫn con trẻ quản lý tiền ngay từ khi còn nhỏ.

Ba mẹ nên hướng dẫn con trẻ quản lý tiền ngay từ khi còn nhỏ

Ba mẹ nên hướng dẫn con trẻ quản lý tiền ngay từ khi còn nhỏ.

  Trong năm, chỉ có ngày Tết, bé mới có trong tay một số tiền tương đối lớn nên bố mẹ có thể mua cho bé một chú heo đất để bé cất tiền lì xì. Song song đó là những cách giúp con dùng tiền lì xì ý nghĩa và bé cảm thấy tự hào. Ví dụ như sau Tết, hai mẹ con cùng tổng kết lì xì và ngồi cất vào heo đất. Đến dịp 8/3, sinh nhật ba mẹ, sinh nhật ông bà, bé sẽ trích một phần tiền để mua quà tặng cho mọi người như khi sinh nhật bé mọi người sẽ tặng quà cho bé vậy. Hoặc khi bé muốn mua đồ chơi, đồ dùng học tập mới, ba mẹ có thể nói bé suy nghĩ xem tiền trong heo có còn đủ cho những dịp quan trọng khác hay không? Chúng ta có nên chi tiêu phung phí để mua đồ chơi hay chỉ nên mua những thứ thật cần thiết? Ba mẹ cũng có thể mở cho bé một tài khoản ngân hàng để bé đứng tên và cho bé giữ thẻ ATM, dặn bé khi nào thật cần thiết mới dùng đến chiếc thẻ này như để dành đến hè đi du lịch cùng cả nhà, mua vé tàu/xe về thăm ông bà… Chắc chắn bé sẽ vô cùng thích thú và tự hào vì có tài sản của riêng mình.

  Ngay từ khi bé còn nhỏ, ba mẹ đã nói đi nói lại những bài học này với bé, chắc chắn bé sẽ hiểu và biết cách tiết kiệm hơn.

(Bài viết tham khảo từ dantri.com)
Ảnh: Shutterstock

Yêu thương dành cho con:

Bé yêu à, Con là thật nhiều niềm vui của mẹ.

Chuyện Cái Ôm

Ba mẹ có thực sự hiểu rõ về giáo dục sớm ở trẻ?

Danh sách việc nhà bé làm được theo độ tuổi mẹ phải biết để dạy con tự lập

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!