Tủ sách yêu thương

Những phương pháp dạy trẻ khiếm thính giúp trẻ nhanh hòa nhập

27/06/2021

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính giúp trẻ có cơ hội học tập, giao tiếp, cơ hội phát triển như các trẻ bình thường khác. Vốn dĩ trẻ khiếm thính đã thiệt thòi hơn các bạn khác, nếu không có sự quan tâm hỗ trợ từ mọi người xung quanh thì trẻ sẽ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ. Chính vì vậy, để giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với bạn bè, cộng đồng xung quanh trẻ thì bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các ba mẹ phương pháp giáo dục cho trẻ khiếm thính. Ba mẹ có thể tham khảo để trong quá trình dạy trẻ đạt hiệu quả tốt hơn.

Trẻ khiếm thính cần được hỗ trợ giáo dục đúng cách

Trẻ khiếm thính cần được hỗ trợ giáo dục đúng cách

Tổng hợp các phương pháp dạy trẻ khiếm thính

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính là phương pháp hữu ích mà ba mẹ nên áp dụng. Các phương pháp này cải thiện khả năng nghe của trẻ cũng như nâng cao kiến thức về xung quanh, giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng hơn. Từ đó trẻ sẽ không còn lạc lõng, tự ti vì mình là trẻ khiếm thính nữa. 

Dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ khiếm thính mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Phương pháp bắt chước

Bắt chước là phương pháp dạy trẻ khiếm thính giúp trẻ tiếp cận với tiếng nói, giao tiếp hiệu quả hơn. Trẻ khiếm thính thường không có khả năng nghe hoặc hạn chế khả năng nghe, chỉ có thể nghe được một vài âm thanh nhất định. Do đó, trẻ sẽ rất khó khăn khi phân biệt âm thanh và ghi nhớ chúng. Vì thế phương pháp bắt chước này được khuyến khích nên áp dụng đầu tiên khi dạy trẻ.

Đặc biệt ở trẻ khiếm thính mặc dù không có khả năng nghe hoặc hạn chế khả năng nghe nhưng trẻ lại có khả năng đọc hình miệng của người lớn và nhắc lại. Đọc hình miệng được hiểu là tiếng nói nhờ chuyển động của môi và miệng. Trẻ sẽ đọc hình miệng của ba mẹ rồi tập phát âm lại từ đơn giản đến phức tạp: Từng từ đơn lẻ, từng câu đơn giản, từng câu phức tạp và chủ yếu là các câu giúp trẻ giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

Để đạt hiệu quả cao, ba mẹ – người truyền đạt cho trẻ cần phát âm đúng, nói chậm rãi, rõ ràng để trẻ có thể đoán được câu/từ. Và ba mẹ nên gắn câu/từ vào hoàn cảnh cụ thể để tạo thích thú cho trẻ và khiến trẻ nhớ lâu hơn. Thay vì việc ba mẹ dạy máy móc từng từ, từng câu. Hãy cùng trẻ luyện tập hàng ngày để kỹ năng giao tiếp của trẻ ngày càng trở nên hoàn thiện.

Phương pháp bắt chước giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ

Phương pháp bắt chước giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ

2. Phương pháp luyện nghe

Luyện nghe là phương pháp dạy trẻ khiếm thính áp dụng hiệu quả trong các trường hợp trẻ nghe kém, hạn chế khả năng nghe. Với cách này sẽ giúp trẻ nhận biết âm thanh, cải thiện dần chức năng nghe.

  • Với trẻ khiếm thính nặng, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nghe và phân biệt tiếng nói, âm thanh. Do đó, ba mẹ cần phải kiên trì cùng trẻ luyện tập mỗi ngày. Đồng thời ba mẹ nên kết hợp mắt, miệng để nâng cao hiệu quả của phương pháp này. Ba mẹ nên bắt đầu cho trẻ học từ những âm thanh cơ bản nhất, chỉ cho trẻ biết nơi bắt nguồn của âm thanh đó.

  • Với trẻ khiếm thính nhẹ và vừa, luyện nghe giúp trẻ dần phục hồi chức năng nghe. Vì ở những trẻ này thính lực còn lại chiếm tỉ lệ khá cao nên nếu được luyện tập thường xuyên và đúng cách thì khả năng nghe được phục hồi là có triển vọng.

Đặc biệt ngoài cách luyện tập bằng âm thanh với ba mẹ, sử dụng máy trợ thính cũng là phương pháp hiệu quả giúp trẻ ghi nhớ âm thanh nhanh hơn.

3. Phương pháp dạy trẻ bằng 2 ngôn ngữ

Ngôn ngữ ngón tay là ngôn ngữ thứ hai được áp dụng để trẻ phát triển khả năng nói và giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất. Chữ cái ngón tay là dạng chữ viết trong không gian, có quy tắc sử dụng tương tự chữ cái thông thường. Và mỗi chữ cái được mô tả bằng các chuyển động từ ngón tay.

Phương pháp này sẽ giúp trẻ nhận biết chữ cái, tập đọc và hiểu được chính xác thông tin người đối diện truyền tải. Tuy nhiên phương pháp này áp dụng vào giảng lại khó khăn, nó chỉ hỗ trợ trẻ nói và giao tiếp.

Chữ cái ngón tay dành cho trẻ khiếm thính

Chữ cái ngón tay dành cho trẻ khiếm thính

4. Phương pháp kích thích sự tò mò và khả năng hoạt động của trẻ

Với trẻ khiếm thính, để kích thích tư duy và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ thì ba mẹ có thể sử dụng đồ vật thật để minh họa.

Phương pháp dạy trẻ khiếm thính bằng đồ vật sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong khi học và tiếp thu kiến thức nhanh nhất. Ba mẹ cũng có thể sử dụng đồ chơi, tranh ảnh, kí hiệu để kích thích tò mò cho trẻ, giúp trẻ nhớ từ vựng lâu hơn nhiều so với cách khác.

Một số lưu ý khi dạy trẻ khiếm thính

Ngoài việc áp dụng các phương pháp dạy trẻ khiếm thính, ba mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề sau để việc học của trẻ trở nên tốt hơn:

  • Chỉ nói với trẻ khi trẻ nhìn tập trung.

  • Miệng người nói cần nói chậm, rõ khẩu hình, từ mới hay quan trọng ba mẹ lưu ý hãy lặp đi lặp lại cho trẻ nhớ lâu hơn.

  • Trình bày câu văn khi nói với trẻ cần ngắn gọn, rõ ràng.

  • Gọi trẻ nhắc lại những gì ba mẹ vừa dạy để kiểm tra khả năng tiếp thu của trẻ.

  • Thường xuyên nhắc đến các câu chuyện tương ứng với kho từ trẻ có.

  • Quan tâm trẻ điếc nặng và điếc nhẹ để lựa chọn phương pháp dạy cho phù hợp.

  • Ba mẹ nên kết hợp cả ngôn ngữ ký hiệu và khẩu hình vào trong dạy trẻ.

Trên đây là một số phương pháp dạy trẻ khiếm thính mà ba mẹ có thể tham khảo. Hi vọng với các phương pháp này, ba mẹ sẽ áp dụng phù hợp với trường hợp của bé, từ đó giúp bé hoàn thiện khả năng nghe của mình.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!