Tủ sách yêu thương

Đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non và phương pháp giáo dục

31/07/2021

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày lẫn tương lai sau này. Giao tiếp là hoạt động cần thiết để trẻ thể hiện bản thân. Để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho bé hiệu quả chúng ta cần hiểu được đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non. Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về sự hình thành phát triển và cách giáo dục giao tiếp cho trẻ mầm non. 

Sự hình thành và phát triển khả năng giao tiếp của trẻ mầm non 

Kể từ khi sinh ra, một đứa trẻ sẽ dần lĩnh hội kinh nghiệm trong xã hội thông qua giao tiếp cảm xúc của người lớn, qua đồ vật và đồ chơi xung quanh. Theo các nhà khoa học và nghiên cứu của M I Lixina chứng minh: Đặc điểm giao tiếp của trẻ với người lớn sẽ thay đổi và phức tạp theo suốt thời kỳ thơ ấu. 

Nên phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé từ khi còn nhỏ

Nên phát triển kỹ năng giao tiếp cho bé từ khi còn nhỏ

Sự phát triển giao tiếp của trẻ sẽ tạo nên khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng sống từ môi trường xung quanh. Điều này rất quan trọng đến sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách cho trẻ. 

Nhờ giao tiếp mà trẻ biết yêu thương, chia sẻ và quan tâm mọi người. Sự yêu thương trong giao tiếp với mọi người sẽ xuất hiện ở đứa trẻ 2 tháng tuổi. Khi đứa trẻ mới sinh ra chưa có nhu cầu giao tiếp, nhưng người lớn cần tạo bầu không khí giao tiếp đầy tình thương và ấm áp với trẻ. Dần dần bé sẽ hình thành nên khả năng giao tiếp và phát triển nó. 

Kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non giáo viên cần biết

Giáo viên để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho bé đạt hiệu quả thì việc nắm rõ đặc điểm kỹ năng giao tiếp của trẻ rất cần thiết. Ở độ tuổi mầm non, đặc biệt là đối tượng trẻ từ 4-5 tuổi là giai đoạn giao tiếp với nhận thức bên ngoài. Giai đoạn này trẻ vừa hiếu động vừa tò mò và háo hứng khám phá, nhạy cảm với thái độ của người lớn.

 Lúc này trẻ chưa hoàn toàn phát triển ngôn ngữ của mình đầy đủ nên việc diễn đạt suy nghĩ đôi khi là khó khăn. Nhiều lúc cha mẹ sẽ hiểu sai ý của bé do cách diễn đạt chưa đúng. Vì thế mà trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ giáo viên cần định hướng cách thức giao tiếp và sử dụng phương tiện giao tiếp với trẻ sao cho phù hợp nhất. 

Tạo ra các tình huống để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp

Tạo ra các tình huống để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, sự kết hợp nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng nhận biết sự thay đổi trạng thái tâm lý của bé thông qua ánh mắt, lời nói, nét mặt,… kỹ năng phán đoán nhanh ý định, thái độ của bé, kỹ năng kích thích sự hứng thú, kỹ năng tự kiềm chế,… Trong giao tiếp, giáo viên cần làm tấm gương mẫu mực cho trẻ về nhân cách. 

Quá trình giáo dục cần có sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Bởi nhân cách của giáo viên ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Phương pháp phát triển giao tiếp của trẻ mầm non

Phát triển giao tiếp cho trẻ mầm non cần thực hiện mỗi ngày. Từ đó giúp bé hình thành và phát triển giao tiếp từ đơn giản tới phức tạp. Cha mẹ và nhà trường có thể giáo dục khả năng giao tiếp cho bé qua các phương pháp sau:

Mở rộng vốn từ

Hãy luôn cố gắng mở rộng thêm vốn từ cho bé qua các giới từ trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như ở nhà, ba mẹ dạy bé nhiều từ ngữ thông qua các vật dụng như thìa, đũa, bát,.. lúc ăn cơm có thể giới thiệu cho bé. Hoặc lúc vui chơi dạy bé các con vật, màu sắc,… Trong lớp học, giáo viên mở rộng vốn từ cho trẻ qua hoạt động vẽ, đọc, vui chơi, xếp đồ,…

Mỗi ngày hãy dạy thêm các vốn từ cho bé thông qua hoạt động vui chơi

Mỗi ngày hãy dạy thêm các vốn từ cho bé thông qua hoạt động vui chơi

Tập cho trẻ chủ động

Khả năng chủ động rất cần thiết để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Hãy thử quên từ ngữ nào đó và gợi nhớ cho trẻ để trẻ tự trả lời. Đây là cách rèn luyện từ vựng cho trẻ hiệu quả giúp bé ghi nhớ lâu. 

Tạo môi trường cởi mở trong gia đình

Trẻ mầm non phát âm chưa chuẩn nên việc diễn đạt chưa đúng. Những lúc như vậy cha mẹ cần động viên bé. Ví dụ, khi trẻ đang nói gì đó ba mẹ hãy kiên nhẫn nghe hết câu chuyện và chỉ ra những từ ngữ chưa đúng cho bé.

Mỗi ngày hãy dạy thêm các vốn từ cho bé thông qua hoạt động vui chơi

Cùng trẻ vui chơi để kích thích khả năng giao tiếp

Hãy đọc sách mỗi ngày cùng con

Đặc điểm giao tiếp của trẻ mầm non là chưa phát triển hoàn thiện nên việc rèn luyện cho bé mỗi ngày là cần thiết. Việc đọc sách mỗi ngày là cách tốt nhất. Nên đọc sách trước khi bé đi ngủ, ở không gian yên tĩnh giúp bé tiếp thu tốt hơn. Khuyến khích con lật trang sách và chỉ vào những gì cho bé nhìn và trò chuyện với con thông qua hình ảnh trong sách. Cách làm này vừa rèn khả năng ngôn ngữ vừa rèn thói quen đọc sách từ nhỏ.

Hãy đọc sách cùng bé mỗi ngày

Hãy đọc sách cùng bé mỗi ngày

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non bằng phương pháp của TGB

Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ không thể thiếu môi trường học tập. Đi học bé sẽ theo bạn bè và thầy cô nên rất nhanh chóng tiếp thu được kiến thức và kỹ năng. Do đó, trường mầm non The Gold BeeHive áp dụng phương pháp giáo dục sớm và phương pháp dạy học theo dự án.

Phương pháp giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non của TGB được đánh giá cao bởi tính thực tiễn. Cách giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ tại TGB là vận dụng thực tế. TGB cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, tạo ra các tình huống để trẻ thể hiện và nói ra suy nghĩ bản thân. Dần dần hình thành và phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ.

Để hiểu hơn về phương pháp giáo dục trẻ mầm non tại TGB và môi trường giáo dục ở đây bạn truy cập trang The Gold BeeHive

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!