Tủ sách yêu thương

[CHI TIẾT] Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ dành cho ba mẹ

12/07/2021

Trẻ chậm phát triển trí tuệ không phải không có khả năng phục hồi và phát triển ngang với bạn bè cùng trang lứa. Chỉ cần bố mẹ có kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách hợp lý.

1. Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là nội dung nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay. Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não và thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Những đứa trẻ này thường bị giới hạn về chức năng não bộ và về các khả năng khác như giao tiếp, tự chăm sóc, hành vi xã hội… 

Bên cạnh đó, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có chỉ số thông minh (IQ) thấp và thường không kiểm soát được hành vi của mình.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những biểu hiện rõ rệt

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những biểu hiện rõ rệt

Các biểu hiện chính của trẻ chậm phát triển trí tuệ là: 

  • Khả năng phản ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với điều người khác nói, với mọi việc diễn ra xung quanh.

  •  Khả năng diễn đạt không rõ ràng suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu của bản thân.

  • Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

  • Khả năng tiếp thu chậm những điều nghe, sờ, nhìn thấy.

  •  Khả năng đưa ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.

  •  Khả năng tập trung kém trong mọi hoạt động.

  • Khả năng ghi nhớ kém: Trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều hơn, trí nhớ dài hạn bị ảnh hưởng ít hơn.

  • Chậm phát triển khả năng vận động thô ( lẫy, ngồi, bò, đứng, đi) và vận động tinh (sử dụng bàn tay).

  • Rối loạn hành vi: đập phá, gào thét, đập đầu vào vật…

Một số trẻ có thiểu năng trí tuệ thể nhẹ có thể không phát hiện được cho đến tuổi đi học. Một số trẻ đi kèm với những bất thường về thể chất hoặc các dấu hiệu của bệnh bại não. Mặc dù sự phát triển có thể khác nhau, nhưng trẻ em chậm phát triển trí tuệ thường chậm tiến bộ hơn chứ không phải là ngừng phát triển.

2. Kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Khi đã thấy những dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ ở con mình, quý phụ huynh cần có kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ để giúp con cải thiện những kỹ năng cơ bản.

2.1 Mục tiêu giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trước hết, ba mẹ không nên bỏ qua mục tiêu khi thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Mục tiêu cuối cùng khi giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là:

  • Kích thích khả năng phát triển về vận động thô.

  • Kích thích sự phát triển khả năng vận động tinh của hai bàn tay.

  • Kích thích kỹ năng giao tiếp và sử dụng  ngôn ngữ.

  • Kích thích sự phát triển trí tuệ. 

Để thực hiện mục tiêu này, ba mẹ cần hiểu rõ, những trẻ chậm phát triển trí tuệ nên được theo học ở các trường chuyên biệt. Việc học này nên được bắt đầu khi phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ. Sẽ có một số chương trình can thiệp sớm, nội dung học chủ yếu là cung cấp cho trẻ một số kỹ năng cơ bản nhưnư kỹ năng sinh hoạt, nhận biết bảng chữ cái, số và kỹ năng giao tiếp. Một số hoạt động xã hội và ngoại khóa cũng để trẻ tự tin hơn.

Tùy thuộc vào mức độ chậm phát triển mà trẻ có thể theo học những chương trình khác nhau. Những trẻ bị thể nhẹ có thể được hỗ trợ để tự chăm sóc bản thân và làm một số công việc đơn giản. Còn những trẻ ở mức độ nặng đến rất nặng sẽ phải sống tại các trung tâm cộng đồng dưới sự giám sát và trông nom. 

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà. Ba mẹ nên tạo ra một môi trường tràn đầy yêu thương để trẻ có thêm sự dũng cảm và động viên trẻ vươn lên. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn ba mẹ một số nội dung trong kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Ba mẹ cần có kế hoạch để giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Ba mẹ cần có kế hoạch để giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

2.2 Những kỹ năng cần rèn luyện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Ba mẹ không thể đòi hỏi ở trẻ chậm phát triển trí tuệ quá nhiều kỹ năng. Ba mẹ có thể rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sau:

Đầu tiên là kỹ năng vận động tinh cho đôi bàn tay bao gồm: Kỹ năng cầm nắm đồ vật và kỹ năng với đồ vật.

Thứ hai là huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như: Kỹ năng ăn uống, mặc quần áo, đi giày dép, kỹ năng vệ sinh cá nhân và kỹ năng nội trợ: đi chợ, sử dụng tiền, nấu ăn, dọn dẹp.

Tiếp theo, cần huấn luyện trẻ chậm phát triển trí tuệ kỹ năng nghề nghiệp đó là chọn nghề. và học nghề cho phù hợp.

Ba mẹ có thể rèn luyện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ những kỹ năng cơ bản

Ba mẹ có thể rèn luyện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ những kỹ năng cơ bản

2.3 Biện pháp giáo dục những kỹ năng này

Để giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ những kỹ năng này, ba mẹ cần chia một hoạt động ra thành từng bước nhỏ để day.

Đầu tiên, ba mẹ giải thích và làm mẫu các bước của hoạt động đó. Sau đó dạy trẻ từng bước một từ đầu đến cuối hoặc từ cuối lên đầu.

Ba mẹ hãy để trẻ thực hành bước nó thích nhất, ba mẹ hỗ trợ làm nốt các bước khác. Tiếp theo, hãy khen trẻ sau mỗi bước trẻ tự làm hoặc tham gia làm.Khi trẻ làm xong 1 bước, dạy trẻ làm thêm một bước nữa. Cuối cùng, ba mẹ giảm dần sự trợ giúp để tăng dần sự tự lập của trẻ.

Ba mẹ cần chia nhỏ các bước khi hướng dẫn trẻ chậm phát triển trí tuệ

Ba mẹ cần chia nhỏ các bước khi hướng dẫn trẻ chậm phát triển trí tuệ

2.4 Ví dụ về giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dưới đây là một số ví dụ mà ba mẹ có thể tham khảo khi giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Ví dụ 1: Dạy trẻ hoạt động mặc áo

Chia hoạt động mặc áo thành 5 bước lần lượt như sau:

  • Bước 1: Cầm áo lên.

  • Bước 2: Chui đầu qua cổ áo.

  • Bước 3: Cho 1 tay vào áo.

  • Bước 4: Cho tay còn lại vào.

  • Bước 5: Kéo áo xuống.

Cách dạy trẻ mặc áo:

  • Ba mẹ sẽ hướng dẫn và làm mẫu từ bước 1 đến bước 4, trẻ sẽ làm bước 5.

  • Nếu trẻ làm được, hãy thưởng cho trẻ một tràng pháo tay khích lệ.

  • Sau khi làm được bước 5, yêu cầu trẻ làm bước 3 và bước 4,. ba mẹ  giúp trẻ làm bước 1 và bước 2.

  • Sau khi làm được thành thạo, trẻ sẽ bắt đầu tự mặc áo từng bước từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng.

Ví dụ 2: Dạy trẻ đánh răng đúng cách

  • Bước 1: Ba mẹ rửa sạch bàn chải cho bé và lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ. Sau đó hướng dẫn bé súc miệng rồi đưa bàn chải cho bé.

  • Bước 2: Ba mẹ hướng dẫn bé chải mặt ngoài của răng, bao gồm răng hàm trên và răng hàm dưới.

  • Bước 3: Ba mẹ hướng dẫn bé chải mặt trong của răng, gồm răng hàm trên, răng hàm dưới.

  • Bước 4: Ba mẹ hướng dẫn bé chải mặt nhai của răng, chải lưỡi nhẹ nhàng.

  • Bước 5: Hướng dẫn bé súc miệng nhiều lần để sạch hoàn toàn kem đánh răng trong miệng.

  • Bước 6: Làm sạch bàn chải, cốc và hướng dẫn bé để đúng vị trí.

Ba mẹ đừng quên khen bé đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời hãy dạy bé mỗi ngày cần đánh răng 2 lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Buổi tối sau khi đánh răng hãy khuyên bé không nên ăn bất kỳ loại đồ ăn nào, đặc biệt là đồ ngọt để tránh sâu răng.

Trên đây là một số nội dung về kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Giáo dục cá nhân cho trẻ chậm phát triển trí tuệ không phải là việc đơn giản. Dù đã có kế hoạch đầy đủ nhưng việc thực hiện vẫn cần sự kiên trì, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để trẻ có thể cải thiện những kỹ năng yếu kém của mình một cách hiệu quả nhất.

Hiện nay, TGB Preschool đang xây dựng chương trình đào tạo áp dụng phương pháp dạy học theo dự án – phương pháp giáo dục sớm và dựa trên Thuyết Trí thông minh đa dạng của Tiến sĩ Howard Gardner. Các bé có thể khám phá bản thân mình bằng những trải nghiệm thực tế, tìm hiểu các chủ đề về cuộc sống từ nhiều góc độ qua các hoạt động “góc trí thông minh đa dạng”. Để tham gia trải nghiệm, ba mẹ có thể đăng ký cho bé ngay tại form dưới đây.

Nhận giữ trẻ ở TGB
 

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:

 1900 23 23 09

 TGB Preschool

 m.me/TGBPreschool

Đăng ký tư vấn ngay!