6 tháng tuổi là khoảng thời gian đặc biệt bởi bé có những chuyển biến mạnh mẽ cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Sự phát triển từng ngày của bé được đánh dấu bằng những thay đổi qua chiều cao, cân nặng, khả năng vận động, giao tiếp và các kỹ năng khác. Vậy trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì? Phụ huynh hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Các cột mốc thay đổi về sự vận động ở trẻ
Trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì là câu hỏi mà đa số phụ huynh quan tâm. Bởi giai đoạn này trẻ đã cứng cáp hơn và có sự thay đổi rõ rệt về khả năng vận động.
- Về tư thế nằm sấp: 2 chân của bé đưa lên cao và bé lật ở mọi hướng khi nằm 1 cách thuần thục. Bé có thể dùng 2 tay và đầu gối để chống đỡ thân người. Tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về trước hoặc sau. Có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ cơ thể khi bò.
- Khi bé được kéo tay ngồi dậy: Bé có thể giữ thăng bằng lưng và hông để ngồi dậy, ngẩng đầu và tự do hoạt động. Điều này là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển cơ bắp và cân bằng của bé.
- Ngồi 1 mình: Bé có thể tự ngồi một mình mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của người lớn. Tuy nhiên, thân người bé thường gập về phía trước và dùng 2 tay để chống đỡ. Do đó phụ huynh cần lưu ý giám sát con tránh trường hợp bé bị ngã.
- Khi đặt đồ chơi nhỏ bên cạnh bé: Bé có thể vươn tay, cầm và nắm chặt đồ chơi. Việc này giúp bé phát triển khả năng cầm và vận động tay.
- Khi bé được ti sữa: Bé có thể cầm và nắm bình sữa.
- Khi bé cầm đồ chơi trong tay: Bé có thể lắc lư cổ tay để di chuyển đồ chơi.
- Khi bị quần áo hay khăn che mặt: Bé có thể tự dùng tay gạt chúng ra. Điều này cho thấy bé đã phát triển khả năng tự xử lý những tình huống gây khó chịu.
>>> Trẻ 6 tháng tuổi nên học gì?<<< |
2. Sự phát triển về thể chất
Theo bảng chiều cao và cân nặng của WHO 2015, bé gái 6 tháng tuổi sẽ có cân nặng trung bình khoảng 7,3kg và chiều cao 65,7cm; bé trai sẽ nặng khoảng 7,9kg và cao 67,6cm. Mẹ có thể thấy bé 6 tháng tuổi phát triển chậm lại nhưng cơ thể nhìn chung đã tăng gấp đôi trọng lượng lúc mới sinh.
Đây cũng là lúc bé mọc vài chiếc răng đầu tiên nên mẹ hãy xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm giúp con dễ dàng hấp thu và bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, phụ huynh cũng phải thường xuyên theo dõi, quan sát thể chất của bé để điều chỉnh phù hợp.
3. Cột mốc phát triển về cảm xúc
Khi bé nhìn thấy những người thân trong gia đình sẽ thể hiện tâm trạng thoải mái, thích thú. Ngược lại khi thấy người lạ bé có xu hướng sợ và quấy khóc. Cảm xúc của bé rất dễ đoán qua biểu cảm trên khuôn mặt. Ngoài ra, bé cũng dễ bị ảnh hưởng cảm xúc của những người xung quanh. Khi thấy mẹ đang buồn thì bé cũng buồn theo hoặc khi mẹ vui vẻ, bé cũng cảm thấy hạnh phúc, yêu đời.
4. Nhận thức của bé được thay đổi rõ rệt
Về nhận thức, trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì?
- Nhận biết từ ngữ: Trẻ có thể nhận ra một số từ quen thuộc như “không”, “đúng” hoặc đáp lại tiếng gọi của ba mẹ. Đây là một bước đầu tiên trong quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ của bé.
- Tò mò và nhìn xung quanh: Trẻ có sự tò mò với môi trường xung quanh và thường quay đầu tứ phía khi có tiếng động hoặc khi có một món đồ ngoài tầm với gây sự chú ý của bé. Bé thích bò khắp nhà để khám phá, chạm vào những đồ vật bé thấy thích thú. Điều này cho thấy bé đang phát triển khả năng quan sát và sự tò mò về thế giới xung quanh.
- Chuyển đổi đồ vật giữa 2 tay: Khi bé cầm được đồ vật trong tay như lục lạc, quả bóng nhỏ,… bé sẽ bắt đầu chuyển đổi đồ vật từ tay này sang tay kia. Đây là một bước phát triển quan trọng trong khả năng vận động và tăng cường sự linh hoạt của bé.
5. Phát triển vượt bậc về kỹ năng giao tiếp
Trong giai đoạn này, kỹ năng giao tiếp và ngôn của của bé cũng có sự biến chuyển nhanh chóng.
- Bập bẹ và bi bô: Bé có thể bập bẹ, bi bô theo người lớn và tạo ra những âm thanh khác nhau. Đây là cách bé thể hiện sự tương tác và khám phá âm thanh.
- Giao tiếp qua biểu cảm: Bé biết tương tác với ba mẹ bằng cách sử dụng biểu cảm trên khuôn mặt như cười, mếu, nhăn mặt hay khóc. Bé có thể hiểu và phản ứng theo cách người lớn giao tiếp với bé.
- Sự tương tác với gương: Khi bé nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương, bé có thể cười và tương tác với hình ảnh đó. Điều này cho thấy bé nhận ra hình ảnh của mình và có khả năng tương tác với nó.
- Bé “nói chuyện” bằng âm thanh: Bé thích “nói chuyện” với ba mẹ bằng cách phát ra các âm thanh như ê, a, ô. Bé có thể phản ứng như ngẩng đầu lên và hứng thú, tạo ra âm thanh khi người thân đến gần hoặc gọi tên bé.
- Phản xạ khi gặp người lạ: Khi người lạ bế, bồng bé thường ôm chầm lấy mẹ hoặc la khóc. Tức là bé đã phân biệt được đối phương.
- Phản ứng với ngôn ngữ: Bé có khả năng phản ứng với giọng nói nhẹ nhàng của mẹ và có thể hiểu ngôn ngữ miệng của mẹ. Bé cũng có thể biểu đạt sự vui buồn của mình thông qua âm thanh và có phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu và giọng điệu.
6. Sự thay đổi về giấc ngủ
Giấc ngủ của trẻ 6 tháng tuổi cũng có sự thay đổi so với giai đoạn trước. Cụ thể là bé ngủ được một giấc dài hơn hơn và có thể ngủ 1 mạch xuyên đêm, ít bị tỉnh giấc (từ 8 – 10 tiếng). Ngoài ra, nếu chú ý, cha mẹ có thể nhìn thấy bé trở mình, lăn qua lăn lại trên giường. Ban ngày bé có khoảng 2 – 3 giấc ngủ ngắn (2 – 3 tiếng).
Hi vọng qua thông tin mà Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB chia sẻ, bố mẹ đã nắm rõ trẻ 6 tháng tuổi biết làm gì và hiểu thêm về hành trình phát triển của con yêu.
Để được tư vấn rõ hơn về phương pháp giáo dục trẻ 6 tháng tuổi tại Trường mầm non song ngữ Tổ Ong Vàng TGB và nhận ưu đãi về các lớp học cho bé, phụ huynh có thể truy cập website thegoldbeehive.edu.vn hoặc liên hệ ngay cho tới số hotline 1900 23 23 09 nhé!
Ba mẹ có thể tham khảo chi tiết cơ sở vật chất, trang thiết bị và đánh giá của quý phụ huynh tại 4 cơ sở của Tổ Ong Vàng TGB ở TPHCM: |

Liên hệ thông tin chi tiết bên dưới để được liên hệ tư vấn trực tiếp:
Bài viết liên quan